Nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 100 - 108)

3.3.1.1. Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch

- Việc trước tiên tỉnh Quảng Ninh cần làm là tiếp tục tiến hành hoàn thiện quy hoạch tổng thể tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biết tập trung phát triển các địa phương như thành phố Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn, Uông Bí… nơi cửa ngõ tỉnh Quảng Ninh, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị tại các địa phương này. Qua đó, các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về phương hướng phát triển, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, từ đó có quyết định lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tư.

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất: Tỉnh Quảng Ninh cần có quy hoạch rõ ràng, dài hạn về quỹ đất của tỉnh như dành sẵn quỹ đất để sử dụng cho các dự án FDI quan trọng để thu hút đầu tư, quỹ đất dành cho phát triển đô thị, quỹ đất cho phát triển công nghiệp và luôn tuân thủ theo như kế hoạch quy hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, quỹ đất dành cho các hoạt động xã hội như xây dụng công viên giải trí, hoạt động y tế, giáo dục, hay các hoạt động môi trường như diện tích đất để trồng rừng cũng cần phải đặc biệt chú ý. Quy hoạch này làm cơ sở để xác định quy hoạch các ngành nghề cho hợp lý, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả. Tỉnh Quảng Ninh cần công bố rộng rãi chính sách quy hoạch để các nhà đầu tư biết và tìm hiểu tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư, làm cho các nhà đầu tư yên tâm, gắn bó lâu dài và tăng khả năng tiếp cận của nhà đầu tư.

- Xây dựng quy hoạch không gian kinh tế của tỉnh: Phân bổ cụ thể, có kế hoạch hợp lý các đối tượng sản xuất,các cơ sở sản xuất, công trình phụ trợ sản xuất, các công trình văn hóa, xã hội và các công trình công cộng khác; có kế hoạch phát triển các ngành một cách rõ ràng, đầy đủ phù hợp với tình hình hiện tại và hướng tới

nguồn nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác hiệu quả tối đa các lợi thế này.

- Cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và những lợi thế khác của tỉnh Quảng Ninh đồng thời phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường: Phát triển các ngành công nghiệp có quy mô, diện tích xây dựng lớn như phát triển công nghiệp sản xuất xi măng; công nghiệp khai thác và chế biến than bằng công nghệ hiện đại hiệu quả kinh tế cao, kết hợp với phát triển nhiệt điện tại tỉnh. Quy hoạch ngành công nghiệp đóng vừa sửa chữa tàu thủy ở cùng ven biển hay công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản – nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

- Đẩy mạnh khả năng hợp hợp tác, liên kết giữa các vùng trong tỉnh và hợp tác quốc tế.

- Quy hoạch không gian để xây dựng các trường cao đẳng, đại học, trường dậy nghề nhằm đào tạo, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho địa phương, quy hoạch không gian để xây dựng các bệnh viện chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

3.3.1.2. Nhóm giải pháp về xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng

- Thực hiện nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu tiên cho các dự án trọng điểm của tỉnh, dự án FDI “sạch”, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của tỉnh như công nghiệp – xây dựng, dịch vụ do UBND tỉnh quyết định trong từng giai đoạn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Thành lập một bộ phận chuyên môn nghiên cứu, đề xuất các ngành nghề, lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung nguồn lực để ưu tiên phát triển từng thời kỳ. Khi đã xác định được hướng ưu tiên, Tỉnh cần có những quyết định. Nghị quyết riêng biệt để chỉ đạo điạ phương thực hiện.

- Cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật

+ Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật: Tập trung nguồn lực của tỉnh, từ nguồn vốn địa phương đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển đồng hộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, có khả năng liên kết tốt các địa phương trong tỉnh và liên kết tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh và thành phố lân cận, thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán của người dân và các nhà đầu tư..

+ Quan tâm tới đầu tư hạ tầng xã hội: Ưu tiên đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, hạn chế tác hại của nước thải mỏ, gìn giữ Vịnh Hạ Long để bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch, mở rộng hệ thống cấp nước, điện của các khu vực trung tâm, các huyện thị miền núi, đảm bảo cơ sở hạ tầng cho nhà đầu tư.

+ Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, nước không để xảy ra tình trạng thiếu điện, nước đối với các cơ sở sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân.

+ Xây dựng, mở rộng và nâng cao chất lượng kết cấu giao thông đường bộ. + Cần trú trọng đầu tư một cách toàn diện đến hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, các khu vui chơi giải trí tại địa phương bởi nó là điều kiện giúp đảm bảo sức khỏe, điều kiện sinh hoạt và điều kiện phát triển cho người lao động khi thực hiện đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại địa phương.

- Hạ tầng KCN, KKT

+ Chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục, hoàn thiện, đảm bảo thuận lợi về hệ thống giao thông trong cũng như ngoài KCN; hệ thống cung cấp nước, cung cấp điện; các hệ thống thoát nước thải; các công trình phụ trợ... tạo ra hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, đảm bảo đáp đứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của các Nhà đầu tư nước ngoài.

+ Lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp là các doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực về tài chính. Cần kêu gọi các chủ đầu tư là người nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài các khu công nghiệp chưa có chủ đầu tư để đảm bảo tính khả thi của dự

án, đồng thời đây là một kênh xúc tiến và kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh.

+ Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Ưu tiên tập trung kêu gọi vào các dự án hạ tầng, giao thông quan trọng, các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, hàm lượng giá trị gia tăng cao, đặc biệt các dự án vào Khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp có hạ tầng tương đối đồng bộ.

3.3.1.3. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý nhà nước

- Cải cách hành chính

+ Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể hiện sự đoan giản hóa, hiệu quả, nhanh gọn; công khai, minh bạch các thủ tục pháp lý của nhà nước trong đầu tư như các thủ tục về cấp phép đầu tư, giải phòng mặt bằng, cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Phảm đảm bảo sự thống nhất trong quy trình thực hiện giữa các cấp chính quyền địa phương.

+ Sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách để khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tùy nhiên, việc áp dụng các chính sách này vẫn phải đảm bảo tính liên kết, tính thống nhất trong mối liên hệ với nhà nước và các chính sách xã hội và môi trường.

+ Các chính sách khuyến khích đầu tư cần được vận dụng linh hoạt tùy từng ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư như khuyến, hỗ trợ kinh phí đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào công nghệ chế biến rác thải, đầu tư vào giáo dục, y tế.

+ Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực, vô trách nhiệm của cán bộ công chức.

+ Có thể áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tình đều có thể tiếp cận một cách công bằng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng của tỉnh cần kiểm tra, kiểm soát kĩ các dự án trước khi cung cấp tín dụng, tránh để thất thoát nguồn tài chính của tỉnh.

+ Đẩy nhanh thực hiện quản lý đầu tư điện tử: Cung cấp toàn bộ thông tin về đầu tư một cách công khai, minh bạch trên trang web điện tử của cơ quan xúc tiến đầu tư, công khai quy trình hồ sơ xử lý qua mạng điện tử. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu hệ thống doanh nghiệp FDI. Xây dựng quy trình đăng ký, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng điện tử.

+ Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong việc tiếp xúc, làm việc với các nhà đầu tư.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước

+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước không chỉ là giảm thiểu thủ tục hành chính mà quan trọng hơn là tư duy nhà nước dịch vụ để xây dựng hành lang pháp lý, tạo lập môi trường hấp dẫn trong tỉnh cho nhà đầu tư FDI (loại trừ những yếu tố môi trường bên ngoài tác động), thiết lập cơ chế quản lý năng động và hiệu quả với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn cao. + Kiểm tra, rà soát chặt chẽ quy trình tiếp nhận, xem xét, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường. Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất; tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.

+ Tăng cường công tác giám sát tình hình triển khai, thực hiện dự án theo các nội dung đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (tiến độ góp vốn điều lệ, tiến độ góp vốn thực hiện dự án, tiến độ triển khai dự án, tiến độ xây dựng...).

+ Kiểm tra đôn đốc, giúp đỡ các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và xử lý nghiêm khắc đối với các dự án triển khai chậm tiến độ quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp, đồng thời tập trung phối hợp với các ngành chức năng liên quan giải quyết ngay những vướng mắc cho nhà đầu tư để thể hiện quyết tâm hỗ trợ của tỉnh với nhà đầu tư.

+ Phối hợp giữa các ngành và địa phương liên quan, thường xuyên tổ chức rà soát các dự án tạm ngừng triển khai thực hiện, các dự án có vướng mắc hoặc các dự

án triển khai không đúng tiến độ cam kết (cả trong nước và nước ngoài), đặc biệt là các dự án du lịch, dịch vụ tại các vị trí có lợi thế, tiềm năng, diện tích lớn.

+ Duy trì thường xuyên các buổi gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo cấp tỉnh với các doanh nghiệp để lắng nghe những ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp.

3.3.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Ưu tiên tăng cường thu hút các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn ODA vào tỉnh để xây dựng, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo lao động, các trung tâm dậy nghề của tỉnh, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề và phương thức đào tạo, hướng tới thành lập các trung tâm dậy nghề có tầm cỡ quốc gia, quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực có tình độ văn hóa cao, tay nghề giỏi, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, cung ứng cho các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như các doanh nghiệp FDI.

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở tất cả các cấp, các bậc học để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng cần có chính sách đầu tư nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên, giảng viên tại tỉnh.

- Cần có định hướng nghề nghiệp đúng đắng, cung cấp đầy đủ thông tin về các ngành nghề đang có như cầu lao động cao tại cho các học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh để họ có cái nhìn toàn diện về địa phương, để từ đó có sự lụa chọn nghề nghiệp, lựa chọn cống hiến cho địa phương một cách đúng đắn nhất.

+ Hướng tới cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề, các cơ sở đào tạo tại tỉnh để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương.

- Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến địa phương để góp phần phát triển địa phương.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ phụ trách quản lý FDI tại tỉnh, đảm bảo đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện công tác quản lý.

- Các dự án có trình độ công nghệ cao thu hút được vào tỉnh cũng là một kênh chuyển giao về mặt công nghệ, đồng thời cũng là nơi cho người lao động địa phương tìm hiểu và tiếp cận với nền công nghệ của thế giới. Điều này kết hợp với việc hình thành các cơ sở đào tạo nghề thì trong tương lai không xa, trong tỉnh sẽ hình thành nên một đội ngũ lao động, một thị trường lao động chuyên nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu cho bất cứ một dự án nào đầu tư tại Quảng Ninh.

- Tập trung giải quyết các vấn đề về nhà ở, nơi sinh hoạt cộng đồng cho người lao động như: trường học, nhà trẻ, cơ sở y tế, khu vui chơi văn hoá thể thao...

3.3.1.5. Giải pháp về xúc tiến đầu tư

- Cần xây dựng định hướng thu hút đầu tư dài hạn, có tính hệ thống; đổi mới chất lượng các chương trình xúc tiến. Cần xác định rõ đối tượng vận động xúc tiến đầu tư. Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh phát triển cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh để lựa chọn đối tác đầu tư FDI mội cách hợp lý và khoa học. Thông qua việc tìm hiểu đối tác đầu tư, xác định tiềm lực kinh tế, mối quan hệ giữa nhà đầu tư với các địa phương nhận đầu tư khác để có những phương án tiếp cận nhà đầu tư hợp lý, phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.

- Cần phải đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư bằng cách sử dụng các kinh thông tin, truyền thông, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, hội trợ để gặp giỡ, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ các yêu cầu, vướng mắc của các nhà đầu tư, từ đó có phương hướng cải thiện và đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như gắn kết nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Đặc biệt phải chú trọng xây dựng thương hiệu đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh như một điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư.

- Làm tốt công tác chuẩn bị xúc tiến đầu tư như quỹ đất sạch, cải thiện hạ tầng giao thông, thường xuyên rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư chi tiết,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)