Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI nhằm phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 46 - 50)

1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về nước nhận đầu tư

Thứ nhất là cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Để điều phối hoạt động đầu tư quốc tế tại một quốc gia trong một thời kì nhất định nhằm đảm bảo được các mục tiêu chiến lược của quốc gia đó cần có một hệ thống chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đúng đắn. Khi nền kinh tế thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập, nguồn vốn đầu tư tự do di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác thì chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm tiến hành đầu tư là vấn đề tiên quyết. Nếu không, nó chính là rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư. Ví dụ nếu quốc gia áp dụng chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu hay các rào cản thương mại khác thì sẽ gây ra khó khắn cho chắc nhà đầu tư bởi vì phần lớn cái dự án FDI đi vào hoạt đồng đều có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Điều này sẽ gây tâm lý e dè cho nhà đầu tư khi quyết định chọn thị trường để đầu tư vào. Hay chính sách hành chính, cấp phép đầu tư đòi hỏi phê duyệt nhiều ở nhiều cấp chính quyền, cần nhiều thời gian cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà đầu tư. Do đó để thu hút được dòng vốn FDI hiệu quả nhằm phát triển bền vững, nhà nước cần phải có một cơ chế, chính sách đầu tư thông thoáng. Ngoài ra chính sách quản lý sau khi đầu tư cũng rất quan trọng, góp phần giữ chân các nhà đầu tư lâu. Cần có sự kết hợp hài hòa, thống nhất trong công tác kiểm tra, quản lý giữa các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương. Hơn nữa, song song với chính sách về đầu tư là chính sách, định hướng phát triển nền kinh tế để điều phối nền kinh tế ổn định. Chính sách này góp phần quan trong trong việc thể điều phối được lượng vốn FDI chảy vào nền kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Cần nhấn mạnh thêm là nên chú trọng đến việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao chứ không chạy theo số lượng vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại nước nhận đầu tư.

Thứ hai là chính sách môi trường : Chính sách về môi trường hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài bởi lẽ trong những năm trở lại đây mặt trái của dòng vốn FDI ngày càng thể hiện rõ nét, nó đã gây ra khá nhiều hệ lụy tới môi trường kinh tế xã hội của con người như: ô nhiễm môi trường nặng nề, kéo dài và không thể tính hết, gây ra tình trạng sử dụng lãng phí đất đai, thất thoát tài sản công và tài nguyên quốc gia, nhất là đất nông nghiệp, đất ven biển. Vì vậy, nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách quá khắt khe về điều kiện môi trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhất là đối với các nước phát triển đã gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư, nhưng bên cạnh đó một số nước đang phát triển vì mục đích tăng trưởng kinh tế lại thu hút FDI một cách ồ ạt mà không quan tâm tới vấn đề môi trường cho nên đã có hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và trên thực tế đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang những nước này các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các bon; nếu không cảnh giác thì “lợi bất cập hại”, khó lường trước hậu quả tiêu cực xảy ra và gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đe dọa môi trường sống của người dân địa phương và để lại những hệ quả xấu tới sự phát triển bền vững của quốc gia. Do đó để có những nguồn vốn FDI sạch vừa đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế nhưng cũng vừa phải đảm bảo môi trường sinh thái trong sạch cần có các chính sách, quy định về chất lượng môi trường hợp lý trong các dự án để sàng lọc được những dự án tốt nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội

Thứ ba là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước: Quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là quá trình luân chuyển vốn quốc tế, việc hội nhập sẽ giúp cho quá trình này diễn ra nhanh hơn tạo điều kiện cho các nước tiếp nhận vốn đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia, do đó quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thu hút FDI. Khi gia nhập các tổ chức thương mại trên thế giới, các quốc gia đều phải cam kết mở cửa nền kinh tế, giảm bớt các rào cản kinh tế, rào cản kỹ thuật để tiến hành giao thương được thuận lợi. Điều này có thể gây nên tình trạng nguồn vốn FDI ồ ạt đổ vào các nước mà không thể kiểm soát được dẫn đến ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Để đối phó với những vấn đề này, chính phủ cần phải có những chính sách sáng suốt để quản lý

nguồn vốn FDI chảy vào đất nước, loại bỏ những dự án FDI có tác động xấu đến môi trường, trình độ công nghệ thấp, hay ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

1.3.2.2. Các nhân tố thuộc địa phương nước nhận đầu tư

Một trong những mục đích của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại một nước nào đó là khai thác lợi thế so sánh môi trường đầu tư của nước chủ nhà, đặc biệt là ở địa phương đầu tư ở tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tài nguyên thiên nhiên.

Thứ nhất, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, nền kinh tế địa phương phát triển ổn định sẽ đảm bảo sự an toàn cho nguồn vốn đầu tư, khả năng sinh lời cao. Thêm vào đó, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của địa phương, các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền giúp đẩy nhanh thời gian cấp phép đầu tư là việc làm cần thiết. Do đó nguồn vốn đầu tư đổ vào địa phương sẽ nhiều hơn, địa phương sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn những dòng vốn FDI chất lượng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, địa phương cũng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động của nguồn vốn FDI này tránh sự phát triển ảnh hưởng xấu đến địa phương bằng cách nâng cao các dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài, các dịch vụ hậu đầu tư và quy định rõ ràng các tiêu chuẩn về môi trường, các chế tài xử lý các vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài, các chuẩn mực pháp lý giải quyết xung đột quyền lợi giữa chủ và thợ,... để dễ dàng trong việc kiểm soát hoạt động đầu tư.

Thứ hai là tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. Địa phương có nhiều tài nguyên thiên nhiên sẽ thu hút được lượng lớn vốn FDI đầu tư vào nhằm khai thác lợi thế này. Tuy nhiên việc khai thác quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạo, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như của đất nước. Vì vậy, địa phương cần có những biện pháp để giới hạn mức khai thác, đảm bảo nguồn tài nguyên của địa phương có thể tái tạo, sử dụng lâu dài phục vụ phát triển kinh tế.

1.3.2.3. Các nhân tố thuộc về nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư của họ. Việc quyết định bỏ vốn đầu tư hay không, đầu tư trong bao lâu , hình thức đầu tư như thế nào phụ thuộc rất lớn cách nhìn nhận của chủ đầu tư đối môi trường của nước tiếp nhận đầu tư. Nó gắn liền với trách nhiệm của chủ đầu tư đối với nước chủ nhà . Nếu chủ đầu tư có tầm nhìn mang tính dài hạn thì chắc chắn tính trách nhiệm, tự giác trong việc thực thi đúng luật ,bảo vệ môi trường là rất cao. Bởi lẽ khi doanh nghiệp hoạt động trong dài hạn thì sẽ phải chịu sự chi phối rất lớn của luật pháp tại nước chủ nhà, nếu thực thi không đúng thì nước tiếp nhận đầu tư có quyền thu hồi giấy phép hoạt động, gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại, đối với các chủ đầu tư có tầm nhìn mang tính ngắn hạn , do chỉ tồn tại ở nước tiếp nhận trong thời gian ngắn nên các doanh nghiệp này có thể có những chiêu lách luật mà chỉ đến khi doanh nghiệp khấu hao hết và về nước thì cơ quan chức năng nước chủ nhà mới phát hiện được, bỏ lại hậu quả nặng nề mà nước tiếp nhận đầu tư phải gánh chịu. Hơn nữa với chủ đầu tư có tầm nhìn dài hạn thì lượng vốn họ bỏ ra lớn hơn, lâu hơn vì vậy mà đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cho nước chủ nhà nhiều hơn. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tất cả các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn tốt hơn các nhà đầu tư có tầm nhìn ngắn hạn. Do đó để thu hút được dòng vốn FDI sạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia cần phải có cách đánh giá chính xác tâm lý của chủ đầu tư trong quá trình sàng lọc dòng vốn FDI bởi nó chi phối tới hành động của họ trong quá trình thực hiện đầu tư tại nước chủ nhà

Thứ hai là chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư. Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các nhà đầu tư luôn so sánh cơ hội mà mức độ rủi ro. Họ chỉ quyết định đầu tu ra nước ngoài nếu thấy việc đầu tư ở nước ngoài là có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên, với mỗi thị trường đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài lại có những chiến lược và định hướng khác nhau căn cứ vào các điều kiện về môi trường đầu tư. Và FDI đầu tư với mục tiêu khai thác tài nguyên thiên nhiên thường được thực hiên đối với các

nguyên liệu thô, lao động phổ thông giá rẻ. Với loại đầu tư này, nước tiếp nhận đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng bị khai thác tài nguyên một cách khoa học, ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất trong dài hạn, ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

Thứ ba là trình độ công nghệ của dự án FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với việc di chuyển công nghệ sang nước tiếp nhận đầu tư. Một dự án FDI với tiềm năng công nghệ lớn sẽ làm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường nước sở tại. do vậy, để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo tính bền vững, nước tiếp nhận đầu tư nên có những chính sách thu hút những dự án FDI với trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)