3. Kết cấu đề tài
3.4.3. Xây dựng chiến lược chi phí tồn kho hợp lý
Việc quản lý hoạt động tồn kho nhằm đảm bảo chi phí tồn kho là hợp lý nhất có thể theo các bước sau:
1. Xác định các mặt hàng tồn kho quá lâu hoặc không phù hợp với nhu cầu và loại bỏ chúng . Điều này có thể giải quyết được thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại ERP/MRP để xác định được các mặt hàng tồn kho lâu. Hiện tại một số Công ty hàng đầu trong ngành sản xuất phần cứng máy tính cũng như bán lẻ đang áp dụng một số chỉ tiêu hoạt động để xác định đâu là các mặt hàng tồn kho cần phải loại ra khỏi kho chứa hàng như sau:
• Hàng hóa không phù hợp với nhu cầu thị trường khi không bán được trong vòng 12 tháng qua.
• Hàng hóa tồn kho quá lâu khi vòng quay hàng tồn kho nhỏ hơn 1.5 lần hằng năm.
2. Tận dụng kỹ thuật “di chuyển hàng liên tục thông qua kho” (cross-docking) để giảm những chi phí liên quan đến tồn kho và nâng cao hiệu quả giao hàng. Theo kỹ thuật này, nguyên liệu/hàng hóa sẽ được dỡ xuống từ các loại xe tải nhỏ và ngay lập tức được xếp lên các xe tải xuất hàng, vì thế sẽ không có hoặc có rất ít tồn kho giữa việc dỡ xuống và xếp lên. Công ty có thể sử dụng kỹ thuật này để giảm các chi phí liên quan đến hàng tồn kho, nâng cao hoạt động nội bộ, và nâng cao khả năng giao hàng chính xác.
3. Thực hiện thuê ngoài các nhà cung cấp dịch vụ logistics (Lead Logistics Providers - LSP) trong việc cung cấp dịch vụ logistics kèm theo các tài trợ về tài chính. Việc giữ hàng tồn kho nhiều cũng không phải là tốt vì sẽ là tiêu tốn nguồn lực tài chính của Công ty khi Công ty phải bỏ một phần lớn vốn để giữ hàng tồn kho. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế với tín dụng thắt chặt thì việc giữ tồn kho cần được Công ty nghiệp tính toán kỹ bằng các giá trị tài chính. Tồn kho ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Công ty vì thế việc tìm cách tối ưu hóa hàng tồn kho sẽ giúp Công ty đạt được lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh tín dụng thắt chặt như hiện nay.