Tổng quan về thị trường kinhdoanh bán hàng thiết bị và phụ kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bán hàng thiết bị và phụ kiện tại công ty dịch vụ mobifone khu vực 1 (Trang 55 - 57)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Quản trị hoạt động bán hàng của Công ty

2.2.1. Tổng quan về thị trường kinhdoanh bán hàng thiết bị và phụ kiện

Thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) Việt Nam được cho là sôi động và cạnh tranh khốc liệt bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị thị trường được Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam ước tính là khoảng hơn 100.000 tỉ đồng, xấp xỉ 4 tỉ USD. Thị trường này hiện có sự góp mặt của khoảng 20 thương hiệu điện thoại chủ yếu đến từ nước ngoài, và thị phần cũng chủ yếu do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ, gần một nửa trong đó (về doanh số và giá trị) thuộc về Samsung. Kế đến là Apple và Oppo chiếm khoảng 40% về giá trị và 20% về số lượng sản phẩm. Thị trường ĐTDĐ Việt Nam hiện nằm ở tốp trên trong khu vực Đông Nam Á (cùng với Indonesia và Thái Lan) cả về số lượng và giá trị tiêu thụ. Các dịng điện thoại có mức giá tầm trung từ 10 triệu đồng trở xuống vẫn có lượng tiêu thụ lớn nhất. Theo Nielsen Việt Nam, tỷ lệ sở hữu thiết bị di động thông minh cả thành thị và nông thôn đã tăng lên rõ rệt tại Việt Nam trong suốt 5 năm qua. Theo đó, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh so với những người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84%. Ở các thành phố thứ cấp, 71% người dân sử dụng điện thoại thông minh trong số 93% người sử dụng điện thoại di động. Đặc biệt, ở

46

khu vực nông thôn, trong khi 89% dân số sử dụng điện thoại di động, thì đã có 68% trong số đó sở hữu một chiếc điện thoại thơng minh.

Hình 2. 3 Biểu đồ về tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam

(Nguồn: Nielsen Vietnam Report, 2017)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong khoảng thời gian từ tháng 1- 11/2018, kim ngạch nhập khẩu ĐTDĐ và linh kiện ở mức 14,4 tỉ USD. Trước đó, một con số thống kê khác vào quí I/2017, người Việt chi ra gần 20.000 tỉ đồng để nhập khẩu ĐTDĐ. Tuy nhiên thị trường ĐTDĐ Việt Nam trong vài năm trở lại đây bắt đầu giảm nhiệt, mức tăng trưởng được qua mỗi năm chỉ khoảng trên dưới 10%.

Hiện tại nay các đơn vị phân phối thiết bị và phụ kiện số tiêu biểu có Thế giới di động - 503 cửa hàng, FPT shop - 238 điểm phân phối, Viễn thông A - 175 cửa hàng). Theo số liệu tại báo cáo thường niên 2016 của CTCP Đầu tư Thế giới di động (mã: MWG), công ty này đang chiếm 30% thị phần điện thoại di động chính

47

hãng – bỏ xa một tên tuổi khác là FPT shop với thị phần 8%. Các chuỗi khác (bao gồm các chuỗi nhỏ ở tỉnh và nhóm các siêu thị điện máy) chiếm 20%. Cịn lại, thị phần lớn nhất với 40% đang thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bán hàng thiết bị và phụ kiện tại công ty dịch vụ mobifone khu vực 1 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)