Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 26 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay KHCN tại các ngân hàng thương

1.1.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay

1.1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay KHCN

Doanh số cho vay KHCN là tổng số tiền Ngân hàng thực hiện cho vay với đối tượng là KHCN trong một kỳ, phản ánh khái quát tình hình hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.

a)Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về doanh số cho vay KHCN tuyệt đối

Giá trị tăng trưởng Doanh số tuyệt đối =

Tổng doanh số cho vay KHCN năm (t) -

Tổng doanh số cho vay KHCN năm (t-1) Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô cho vay KHCN đối với nền kinh tế của Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hoạt động cho vay KHCN qua các năm. Khi so sánh chỉ tiêu này qua các thời kỳ ta sẽ thấy được phần nào xu thế của hoạt động cho vay đối với KHCN. Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay KHCN năm (t) tăng so với năm (t-1) là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên tức là số tiền NHTM đã cho vay qua các năm đối với KHCN đã tăng lên và cũng đồng nghĩa hoạt động cho vay KHCN đang được mở rộng.

b) Chỉ tiêu phán ánh sự tăng trưởng doanh số tương đối

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối

x 100% Tổng doanh số cho vay KHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết trong năm (t) doanh số cho vay KHCN tăng bao nhiêu % so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này càng cao thì nó thể hiện tốc độ tăng doanh số cho vay KHCN càng nhanh hay chính là hoạt động cho vay KHCN đang được Ngân hàng chú trọng mở rộng. Chỉ tiêu này được xem xét cùng với chỉ tiêu giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối đảm bảo cho hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng tăng cả về giá trị và quy mô so với năm trước.

c) Chỉ tiêu phản ánh dự tăng trưởng về tỷ trọng

Tỷ trọng = Tổng doanh số cho vay KHCN x 100% Tổng doanh số cho vay của cả Ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết doanh số hoạt động cho vay KHCN chiếm bao nhiêu trong tổng doanh số hoạt động cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ cho vay KHCN càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số hoạt động cho vay của cả Ngân hàng. Ngân hàng đã hướng tới nhiều hơn đối tượng vay vốn là KHCN để góp phần nâng cao doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này trong tổng doanh số cho vay nói chung của cả Ngân hàng.

1.1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ và tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN

Bằng chỉ tiêu dư nợ tín dụng có thể đánh giá được quy mơ cho vay, dư nợ càng cao thì quy mơ cho vay càng lớn. Như vậy, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng sẽ phản ánh được quy mơ cho vay cá nhân của Ngân hàng đó.

a) Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ

Dư nợ cho vay KHCN là tổng lượng tiền mà NHTM đã cho KHCN vay tính tại một thời điểm nhất định. Việc mở rộng cho vay KHCN được phản ánh thông qua sư gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dư nợ KHCN. Dư nợ cho vay KHCN có thể đánh giá được quy mơ cho vay, dư nợ càng cao thì quy mơ cho vay càng lớn. Thơng qua chỉ tiêu dư nợ có thể biết được dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN = Dư nợ cho vay KHCN của Ngân hàng) x 100% Tổng dư nợ của hệ thống Ngân hàng

Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân cao chứng tỏ hoạt động cho vay cá nhân được chú trọng phát triển tại ngân hàng đó, thể hiện Ngân hàng có uy tín, cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú cho khách hàng. Nếu tỷ trọng này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ có nghĩa là hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng này rất phát triển, nó là hoạt động chính đem lại lợi nhuận từ tín dụng cho Ngân hàng. Ngược lại, dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng khơng có khả năng mở rộng được các khoản vay, hoạt động cho vay đối với KHCN còn yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa cao.

b) Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHCN

Tốc độ tăng trưởng dư nợ = Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ cho vay KHCN qua các năm. Chỉ tiêu này phản ánh được quy mơ và xu hướng của đầu tư tín dụng là tăng trưởng hay thu hẹp. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân tăng chứng tỏ hoạt động cho vay cá nhân được chú trọng phát triển tại Ngân hàng đó. Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với KHCN cao chính là cơ sở để tăng dư nợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với KHCN phản ánh khá chính xác về chất lượng của hoạt động này.

1.1.3.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay KHCN

Dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của mở rộng cho vay KHCN. Tuy vậy, khơng có nghĩa là dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng tốt. Để đảm bảo mở rộng cho vay KHCN hiệu quả cần thiết phải gắn tăng trưởng dư nợ vay KHCN với hiệu quả từ hoạt động cho vay.

a) Thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN

Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất có thể do đó bất cứ hoạt động nào của ngân hàng cũng cần phải đảm bảo được mục tiêu này. Hoạt động mở rộng cho vay KHCN không chỉ là gia tăng dư nợ, tăng số lượng khách hàng vay… mà quan trọng là cẩn đảm bảo các khoản cho vay sẽ mang lại lợi nhuận, tăng tỷ trọng thu lãi cho Ngân hàng.

Tỷ trọng thu lãi từ cho vay KHCN = Thu lãi từ cho vay KHCN cuối kỳ x 100% Tổng thu lãi từ cho vay cuối kỳ

Tỷ trọng thu lãi từ cho vay cá nhân tăng hay giảm qua các năm phản ánh được quy mô và xu hướng mở rộng cho vay cá nhân của NHTM. Tỷ trọng này càng cao phản ánh quy mô và xu hướng mở rộng cho vay KHCN là có hiệu quả và tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển cho vay cá nhân.

b) Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay KHCN là tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Mở rộng cho vay KHCN như đã đề cập ở phía trên, phải đảm bảo sự mở rộng về quy mô, mà phải bao hàm cả sự đảm bảo chất lượng khoản vay nhằm đạt sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Mặc dù cả hai chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn không trực tiếp phản ánh vào việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng là chỉ tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá chất lượng mở rộng cho vay của ngân hàng.

Chỉ tiêu này được xác định: Tỷ lệ nợ quá hạn

x 100% Tổng dư nợ cho vay KHCN

Một Ngân hàng thường không tránh khỏi việc gặp phải rủi ro nợ quá hạn, có thể do tình hình tài chính khơng lành mạnh của khách hàng dẫn đến việc trả nợ không đầy đủ hoặc khơng đúng hạn, hay do khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố tình khơng thanh tốn khi đến hạn. Do đó, hoạt động cho vay đối với KHCN của Ngân hàng được coi là mở rộng và hiệu quả khi có tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép và phải thấp hơn kỳ trước.

c) Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích

Chỉ tiêu này được xác định: Số tiền sử dụng sai mục đích

x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này sử dụng nhằm đánh giá chất lượng cho vay về nợ quá hạn lẫn nợ trong hạn nhưng ở đó chứa tiềm ẩn rủi ro. Đây là chỉ tiêu hết sức nhạy cảm bởi nó đánh giá tương đối thực chất về chất lượng khoản nợ đó cho vay. Mục tiêu chính của ngân hàng là an tồn và hiệu quả do đó việc mở rộng cho vay khơng vì thế mà tiến hành hoạt động bằng mọi giá, không thể chấp nhận khách hàng đã sử dụng vốn vay sai mục đích rồi mà vẫn tiếp tục cho khách hàng đó vay vốn.

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích càng cao thì chất lượng cho vay càng thấp và ngược lại. Việc mở rộng cho vay theo chiều hướng gia tăng về số lượng mà không chú ý đến chất lượng sẽ dẫn đến chỉ tiêu này gia tăng. Vì vậy, khi đánh giá mức độ mở rộng cho vay KHCN của một Ngân hàng cũng rất cần thiết phải phân tích xem trong cơ cấu các sản phẩm cho vay đó, có bao nhiêu khoản vay sử dụng sai mục đích và tỷ lệ đó là bao nhiêu, có ở mức chấp nhận được hay khơng?.

1.1.3.4. Chỉ tiêu phản ánh số lượng và số lượt KHCN

a) Số lượng khách hàng

- Là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với Ngân hàng Mức tăng giảm số lượng khách hàng = Số lượng khách hàng số lượng khách hàng năm (t) - Số lượng khách hàng năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng tăng hay giảm qua các năm. Thơng qua đó, Ngân hàng đánh giá được việc mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng. Số lượng KHCN đến với Ngân hàng càng tăng theo thời gian hay số lượng KHCN năm t lớn hơn năm (t-1) chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN ngày càng hiệu quả, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng được nhiều người sử dụng hơn.

b) Số lượt khách hàng

Là số lần mỗi khách đến giao dịch với Ngân hàng trong một năm. Khi số lượt khách này tăng lên thì nó thể hiện sự tin tưởng của khác hàng đối với Ngân hàng và hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng được mở rộng.

a) Mức độ đa dạng hóa của danh mục sản phẩm cho vay

Mở rộng hoạt động cho vay KHCN phải được xác định là một khâu chủ đạo trong toàn bộ hoạt động cho vay của NHTM, nên có một chính sách tín dụng đa dạng về đối tượng khách hàng, các sản phẩm cho vay KHCN cung ứng để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Dựa vào danh mục sản phẩm cho vay KHCN Ngân hàng đang cung cấp để đánh giá mức độ đa dạng về cách thức mà Ngân hàng áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, qua đó thể hiện khả năng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của Ngân hàng. Một danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm nhiều loại hình cho vay, các sản phẩm đầu tư hướng đến từng đối tượng KHCN như mua nhà, mua ô tô, cho vay du học, cho vay tín chấp, cho vay đảm bảo bằng giấy tờ có giá… chứng tỏ Ngân hàng đó đang chú trọng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của KHCN, mở rộng các sản phẩm cho vay cá nhân nhằm tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.

Một Ngân hàng có định hướng mở rộng hoạt động cho vay KHCN là một Ngân hàng quan tâm rất nhiều đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, sẽ ln đầu tư thích đáng cho khâu nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cho vay KHCN, tạo dựng một danh mục sản phẩm cho vay đa dạng, phù hợp để thu hút khách hàng và tạo sự khác biệt của mình trong cạnh tranh trên thị trường.

b) Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối

Kênh phân phối là công cụ giúp cung ứng sản phẩm, dịch vụ và giao tiếp với thị trường rất có hiệu quả. Trên thị trường Ngân hàng, các chi nhánh, phòng giao dịch đã thực hiện cả hai chức năng này rất thành công. Do đặc điểm thị trường KHCN rất rộng lớn và nằm rải rác theo khu vực dân cư nên số lượng các chi nhánh của các Ngân hàng không ngừng tăng lên. Ưu điểm của kênh phân phối này là tiếp cận được với lượng đông đảo KHCN, tạo cơ chế thu và phát triển hiệu quả, đồng thời cũng dễ dàng cung cấp các loại dịch vụ gắn liền với cho vay và các loại dịch vụ phụ trợ khác.

Tuy nhiên, trong số các kênh phân phối thì dịch vụ mạng lưới chi nhánh vẫn có những nhược điểm nhất định, đặc biệt là rất tốn chi phí xây dựng, duy trì và quản lý, phụ thuộc vào sức mạnh tài chính của Ngân hàng. Để giảm thiểu chi phí, các Ngân hàng phải sử dụng các kênh phân phối khác - đặc biệt là các kênh có sử dụng cơng

nghệ tiên tiến –Ngân hàng ảo như Internet banking, Phone Banking… hay hệ thống các máy ATM, POS để khắc phục các nhược điểm trên. Việc phối hợp các kênh phân phối sao cho có hiệu quả là một vấn đề mang tính chiến lược mà các Ngân hàng đang phải quan tâm trong việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN. Để có được mạng lưới khách hàng rộng khắp, các Ngân hàng phải phát triển mạng lưới phân phối của mình.Việc mở rộng và hồn thiện các kênh phân phối sẽ taọ điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm của Ngân hàng dễ dàng, thuận tiện.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay KHCN của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)