Kết quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 50 - 56)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ch

2.1.3.2. Kết quả hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: tỷ đồng ST T Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1 Tổng dư nợ tín dụng bình qn 2.087 2.167 2.035 2 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.979 2.069 1.932 3 Cơ cấu tín dụng 3.1 Theo kỳ hạn

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.581 1572 1194

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn 398 497 508

3.2 Theo đối tượng khách hàng

- Dư nợ của KH Doanh nghiệp 1.780 1.821 1.447

- Dư nợ của KH cá nhân 372 556 664

3.3 Theo loại tiền

- VNĐ 1.453 1537 1.337

- Ngoại tệ 526 532 575

4 Tỷ trọng Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ (%) 13,59 21,27 7,9

(Nguồn: Báo cáo tín dụng chi nhánh Hạ Long giai đoạn 2015-2017)

a) Quy mơ tín dụng

Dư nợ đến 31/12/2017 là 1.932 tỷ đồng, giảm 47 tỷ đồng so với 2015, trong giai đoạn này vào tháng 11/2017 do thực hiện một số điều chỉnh, bổ sung nên Chi nhánh đã chuyển 24 khách hàng sang chi nhánh khác với số dư nợ là 163 tỷ đồng. Nếu trừ đi dư nợ của 24 khách hàng này thì dư nợ cuối 2017 của Chi nhánh là: 1.769 tỷ đồng, giảm 300 tỉ đồng (tỷ lệ giảm 27%) so với cuối năm 2016. Chi nhánh duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2015-2017 là trên 8%/năm (cao nhất năm 2017 là 12%, thấp nhất năm 2015 là 4,5%), đạt mức thấp hơn so bình qn tồn nghành là 20,3%. Dư nợ tăng trong giai đoạn này chủ yếu từ nợ trung và dài hạn, năm 2016 nợ trung và dài hạn tăng 99 tỷ đồng so cuối năm 2015.

Sang năm 2017, dư nợ của chi nhánh giảm nhẹ. Dư nợ cuối kỳ 1.932 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch BDIV giao, bằng 93% so với năm 2016. Dư nợ tín dụng giảm chủ yếu do giảm dư nợ của KH doanh nghiệp. Năm 2017 dư nợ KH doanh nghiệp giảm 374 tỷ đồng bằng 79% so với năm 2016 và chỉ đạt 95% kế hoạch; dư nợ bán lẻ Chi nhánh đạt 265 tỷ đồng tăng trưởng 7% so với năm 2016 đạt 115% kế hoạch.

Trong giai đoạn này Chi nhánh luôn bám sát định hướng, sự chỉ đạo điều hành của BIDV từng thời kỳ, từng giai đoạn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, khơng vượt giới hạn tín dụng, hệ số Q mà BIDV giao từng thời kỳ. Từ năm 2016, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh đã được mở rộng từ 2 Phịng tín dụng tại Hội sở Chi nhánh và 5 Phịng giao dịch có chức năng cho vay, đến năm 2017 Chi nhánh đã có 3 Phịng Quan hệ khách hàng tại Hội sở Chi nhánh và 9 Phịng giao dịch có dư nợ tín dụng.Trong giai đoạn này chủ trương Chi nhánh là một mặt tích cực xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo đã phát sinh, tồn tại cũ mặt khác Chi nhánh tiếp tục cho vay mới với mục tiêu tìm kiếm tiếp cận khách hàng tốt để cho vay, dần chuyển dịch cơ cấu dư nợ với phương châm: giảm dần cho vay DNNN (đặc biệt là các Doanh nghiệp xây lắp thuộc các Tổng công ty của Bộ Giao thông vận tải đã bộc lộ những rủi ro những năm về trước), nâng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ, mở rộng cho vay khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu là những khách hàng mang lại hiệu quả cho Chi nhánh.

b) Cơ cấu tín dụng

Trong giai đoạn từ 2015 đến 2017 Chi nhánh đã có những nỗ lực đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng của BIDV, cụ thể:

+ Theo cơ cấu thời hạn vay vốn:

Trong giai đoạn này Chi nhánh ln kiểm sốt tỷ lệ dư nợ trung dài hạn theo định hướng của BIDV và kế hoạch được giao (đảm bảo tỷ lệ ln dưới 24%, thấp hơn tồn ngành, đặc biệt cuối năm 2015 tỷ lệ còn 20,1%), dư nợ vay trung dài hạn tăng chủ yếu tập trung 2 dự án cho vay đồng tài trợ lớn: thuỷ điện Ankhê-Kanak của Ban QLDA thuỷ điện 7 giải ngân là 86 tỷ đồng, Dự án Thuỷ điện Hố Hô giải ngân 120 tỷ

đồng. Dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu tập trung vào các khách hàng vay thương mại, sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các KHCN , hộ gia đình bán lẻ Chi nhánh đánh giá là khách hàng tốt, nhóm 1, mang lại hiệu quả. Dư nợ ngắn hạn cuối năm 2016 là: 1.572 tỷ đồng, dư nợ trung hạn là 498 tỷ đồng (chiếm 23,6% tổng dư nợ).

Năm 2017, tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm nhẹ chủ yếu do sự biến động lãi suất trong khi dư nợ trung hạn lại tăng từ 23.6% năm 2015 lên 29.7%. Dư nợ trung dài hạn vẫn tập trung chủ yếu vào 02 dự án thủy điện trong đó dự án Thủy điện Hố Hơ vẫn trong thời hạn ân hạn chưa đến hạn trả. Một số khoản vay trung hạn khác chủ yếu bao gồm cho vay mua ơ tơ của KHCN và mua máy móc thiết bị.

+ Theo đối tượng khách hàng:

Chi nhánh thực hiện đúng theo định hướng của BIDV, giảm dần dư nợ vay DNNN, thúc đẩy cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (năm 2015 tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 69% và đến cuối năm 2016 tỷ lệ này tăng lên thành 82% và cịn có xu hướng tăng lên nữa), việc cho vay đối với các DNNN đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp kinh doanh không hiệu quả được kiểm soát chặt chẽ với phương châm giảm dần dư nợ, dành nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong giai đoạn này Chi nhánh tuân thủ theo đúng sự chỉ đạo của BIDV, thúc đẩy cho vay KHCN (cá nhân, hộ gia đình) vay vốn phục vụ tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Năm 2015 dư nợ KHCN là 372 tỷ đồng chiếm 17,8% dư nợ thì đến cuối năm 2016 dư là 556 tỷ đồng chiếm 25,6% dư nợ, tăng 184 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017, chi nhánh đẩy mạnh việc phát triển tín dụng bán lẻ theo chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2017 – 2020. Chi nhánh đã thành lập riêng một phòng quan hệ KHCN chuyên cho vay các khách hàng tư nhân cá thể. Dư nợ bán lẻ cuối năm 2017 đạt 664 tỷ đồng (bằng 115% kế hoạch giao). Thực tế Chi nhánh đã thúc đẩy cho vay bán lẻ, số lượng khách hàng tăng lên hàng năm, lĩnh vực cho vay mở rộng theo đúng các sản phẩm bán lẻ BIDV. Việc tăng trưởng này chủ yếu do tác động tích cực của bộ sản phẩm bán lẻ mới được BIDV đưa vào áp dụng.

Tuy nhiên, hiện nay tại Chi nhánh Hạ Long, việc cho vay đối với KHCN chưa phát huy được hết các điểm mạnh vốn có, chưa có những nét đặc thù trở thành bản sắc

tạo nên ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều này cũng cần sự quan tâm thích hợp của ban lãnh đạo trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm, đưa kinh doanh bán lẻ phát triển vượt bậc trở thành một mảng lớn trong bức tranh tín dụng của Chi nhánh.

+ Theo loại tiền tệ:

Cơ cấu cho vay VNĐ và ngoại tệ trong giai đoạn này có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng dự nợ VNĐ ngày càng giảm. Năm 2015, dư nợ ngoại tệ là 526 tỷ thì năm 2016 con số này là 532 tỷ và tính đến năm 2017, dư nợ ngoại tệ là 575 tỷ, tăng 49 tỷ đồng so với cuối năm 2015. Điều này phản ánh đúng sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng của Chi nhánh, giảm dần cho vay DNNN, doanh nghiệp xây lắp, thúc đẩy cho vay doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng sự chỉ đạo của BIDV.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động của các dịch vụ khác

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ qua các năm đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh, phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng hiện đại: tăng dần tỷ trọng nguồn thu phi lãi trong tổng thu nhập. Kết quả thu dịch vụ ròng của chi nhánh trong các năm 2015 đến 2017 như sau:

Bảng 2.3: Thu dịch vụ ròng giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: tỷ đồng ST T Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thu dịch vụ ròng 40,4 32 31,6

1 Thu phí Dịch vụ TT trong nước và quốc tế 3,57 5,7 7,31

2 Thu rịng phí tài trợ TM 3,688 3,54 2,1

3 Kinh doanh ngoại tệ 7,662 1,95 2,45

4 Dịch vụ bảo lãnh 24,26 17,2 16,5 5 Thu Phí DV Tín dụng 0,13 0,18 0,21 6 Thu phí DV thẻ 0,182 0,24 0,52 7 Thu rịng DV BSMS 0,152 0,35 0,54 8 Thu rịng phí DV WU 0,047 0,05 0,07 9 Thu phí dịch vụ khác 0,589 2,80 3,18

10 Thu Phí hoa hồng bảo hiểm 0 0,018 0,037

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Hạ Long các năm 2015, 2016 và 2017)

Giai đoạn 2015-2017 là giai đoạn hoạt động dịch vụ trong tồn hệ thống nói chung và Chi nhánh nói riêng tăng trưởng cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ bình quân của Chi nhánh trong 3 năm là 58% (tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 54%). Thu dịch vụ rịng có giảm sút do sự cạnh tranh quyết liệt từ các NHTM trên cùng địa bàn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong 3 năm qua, Chi nhánh đã triển khai tích cực và tồn diện các sản phẩm mà BIDV đã cung cấp và đã đạt được kết quả tăng trưởng đáng kể. Với việc đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ của các tổ chức kinh tế như dịch vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh tốn, kinh doanh ngoại tệ... thì các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cũng được chi nhánh triển khai mạnh mẽ như dịch vụ thẻ ATM/POS, BSMS, thanh toán lương, thấu chi tài khoản, gạch nợ cước viễn thơng Viettel, thanh tốn hố đơn tiền điện... Năm 2016, công tác dịch vụ đạt kết quả tương đối cao với mức tăng trưởng so năm 2015 là 46,5%, chiếm 40%/tổng chênh lệch ròng của Chi nhánh. Tổng thu dịch vụ ròng của Chi nhánh đến 31/12/2017 là 31,6 tỷ đồng bẳng 99% so với năm 2016 và đạt 102% so với kế hoạch.

Một số dịch vụ chủ yếu mà chi nhánh đang triển khai có hiệu quả gồm: dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)