Định hướng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 73 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hướng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hạ Long.

Căn cứ và những kết quả đạt được trong thời gian qua và tình hình biến động của thị trường tài chính ngân hàng trong thời gian tới, BIDV Hạ Long tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, phấn đấu giữ vững và nâng cao hơn nữa những thành tựu đã đạt được đồng thời đề ra định hướng hoạt động cho vay KHCN trong thời gian tới:

Thị trường mục tiêu của BIDV Hạ Long là địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua có mức tăng trưởng khá cao so với các tỉnh trong khu vực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 95 triệu đồng/người, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giữ vai trị chủ đạo. Thu ngân sách ln đứng vào tốp 5 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước.

Với tình hình chung của địa bàn như vậy có thể nói tiềm năng của việc mở rộng cho vay KHCN (kể cả vay tiêu dùng và kinh doanh) là rất lớn. Kết quả khảo sát KHCN cũng cho thấy KH sẵn sàng tăng mức vay vốn nếu NH khắc phục một số vấn đề trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Tuy trên, thị trường mục tiêu của BIDV chi nhánh Hạ Long cũng có nhiều chi nhánh tổ chức tín dụng có dịch vụ cho vay KHCN và mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Thị phần cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long tuy không ngừng gia tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với khả năng hiện có của mình.

Định hướng hoạt động cụ thể của BIDV Hạ Long thời gian tới như sau:

+ Chủ trương của BIDV là từng bước lớn mạnh, trở thành NHTM bán lẻ hiện đại với các dịch vụ ngân hàng đa năng làm nền tảng đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng, đặc biệt là đối với cá nhân, hộ gia đình. Thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt

động, mở các phòng giao dịch, điểm giao dịch tại các nơi tập trung dân cư và doanh nghiệp hoạt động, tăng quy mô hoạt động cũng như tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.

+ BIDV Hạ Long bắt đầu triển khai các dự án hiện đại hố cơng nghệ thơng tin từ cuối năm 2015. Dự án hiện đại hoá đang được tiếp tục triển khai hiệu quả. Tuy vẫn cịn một số mặt chưa được hồn thiện nhưng với nền tảng cơng nghệ hiện có, ngân hàng đủ sức để triển khai các ứng dụng trên nền tảng công nghệ hiện đại để triển khai các sản phẩm tín dụng mới mang lại nhiều lợi ích cho KHCN cũng như thuận tiện trong việc quản lý điều hành hoạt động.

+ BIDV Hạ Long đã xây dựng được nền khách hàng khá rộng với số lượng khách hàng bao gồm cả khách hàng tiền gửi, tiền vay, khách hàng sử dụng các dịch vụ khác. Duy trì nền khách hàng hiện có, tăng số lượng khách hàng mới và tăng số lượng sản phẩm/dịch vụ của mỗi khách hàng.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ liên quan tới cơng tác tín dụng bán lẻ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ KH cá nhân.

+ Đảm bảo tài chính lành mạnh: phấn đấu giảm tỉ lệ nợ xấu xuống dưới 1% vào năm 2020, tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ phải cao hơn tốc độ tăng chi phí hoạt động trong tín dụng bán lẻ.

+ Mức tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 20% - 25%, tăng cả về dư nợ tín dụng và số lượng khách hàng song vẫn phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức dưới 1% .

+ Phân tích thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để có chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới: vẫn tập trung phát triển cho vay SXKD, cho vay mua ôtô, cho vay nhu cầu về nhà ở, mặt khác đảm bảo cho vay thấu chi, lượng đối với các cá nhân làm việc trong khối hành chính, doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, BIDV - Chi nhánh Hạ Long sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển khối khách hàng mới trong đó chú trọng đến KHCN. Ngân hàng tiếp tục cung cấp danh mục các sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng phù hợp với

tiếp tục tăng dư nợ cho vay KHCN bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng, khai thác thị trường tiềm năng tại các vùng phụ cận, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, phát triển và hoàn thiện sản phẩm cho vay KHCN nhằm tạo nên hệ thống sản phẩm - dịch vụ liên kết cho KHCN, giúp họ có thể hưởng những lợi ích đầy đủ khi tiếp cận với cơng nghệ ngân hàng.

- Tiếp tục cải tiến quy trình quy chế về cho vay KHCN, nâng cao tính chuyên nghiệp trong cơng tác phục vụ và chăm sóc khách hàng. Thực hiện tách phòng khách hàng thành phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng KHCN. Phòng KHCN là phòng nghiệp vụ trực tiếp làm đầu mối giữa ngân hàng với KHCN.

- Đa dạng hoá danh mục sản phẩm cung cấp cho KHCN một cách phù hợp với nhu cầu của thị trường mục tiêu và các phân khúc thị trường được lựa chọn. Kết hợp các hình thức bán chéo sản phẩm tín dụng với các sản phẩm bán lẻ khác.

- Thành lập thêm các phịng giao dịch tại các địa bàn có tiềm năng về kinh tế, các khu đông dân cư nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu cho vay KHCN. - Tiếp tục cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ.

- Thực hiện nghiên cứu kỹ thị trường, chủ động và tích cực tìm đến khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)