Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 56 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hạ Long

2.2.2. Cơ cấu cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long Nam – Chi nhánh Hạ Long

2.2.2.1. Cơ cấu cho vay theo loại sản phẩm tín dụng KHCN

Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay theo loại sản phẩm tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng Sản phẩm Năm 2015 2016 2017 Tổng trọngTỷ (%) Tổng trọngTỷ (%) Tổng trọngTỷ (%) Cầm cố GTCG 148,99 40,05 255,04 45,87 306,02 46,09 Nhà ở 121,72 32,72 179,09 32,21 196,93 29,66 Hộ Kinh doanh 28,09 7,55 25,69 4,62 33,97 5,12 Ơ tơ 8,74 2,35 7,78 1,4 18,04 2,72 Du học 0,56 0,15 0,67 0,12 2,84 0,43 Tiêu dùng khác 63,91 17,18 87,74 15,78 106,20 19,98 Tổng 372 100 556 100 664 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Hạ Long) Qua bảng 2.4, chúng ta thấy rằng trong tổng dư nợ cho vay KHCN, cho vay cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà và tiêu dùng khác (gồm cho vay tín chấp và cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản), tỷ trọng của cho vay hộ kinh doanh, ô tô và du học nhỏ. Tỷ trọng cho vay cầm cố giấy tờ có giá có xu hướng giảm.

phẩm cầm cố giấy tờ có giá (tăng 71.18%), mục đích nhà ở (tăng 47.13%), tiêu dùng khác tăng (37.28%) và du học tăng (19.57%). Năm 2016, với khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì xu hướng suy giảm dư nợ tín dụng của mục đích mua sắm ơ tơ giảm 10.96% và hộ kinh doanh giảm 8.54% là phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Năm 2017 so với năm 2016 có sự cải thiện ở tất cả các sản phẩm cho vay, đặc biệt là các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh, mua sắm ơ tơ và mục đích du học.

2.2.2.2. Cơ cấu theo tổng dư nợ cho vay

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh đã được tăng lên theo hàng năm, qua đó ta thấy được BIDV Hạ Long đã chú trọng trong việc phát triển cho vay KHCN. Năm 2015, tổng dư nợ cho vay KHCN đạt 372 tỷ đồng, trong đó trung và dài hạn đạt: 179.9 tỷ đồng, chiếm 48,3% tổng dư nợ, ngắn hạn đạt: 192.1 tỷ đồng, chiếm 51,7% tổng dư nợ. Năm 2016 tổng dư nợ cho vay KHCN đạt 556 tỷ, tăng 184 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng 49,4%. Năm 2017 tổng dư nợ KHCN đạt: 664 tỷ, tăng 292 tỷ đồng, tăng trưởng 78,4%. Mức tăng trên chủ yếu là tăng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trung bình hơn 71% tổng dư nợ tín dụng.

2.2.3. Chính sách sản phẩm cho vay KHCN tại BIDV Hạ Long

Nhằm duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị thế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng bán lẻ, đồng thời thúc đẩy cơng tác kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ, thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, cơng khai trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành và áp dụng chính sách cho vay KHCN trong tồn hệ thống.

Chính sách sản phẩm cho vay KHCN tại BIDV Hạ Long được đưa vào thực hiện có những nội dung như sau:

Cho vay nhu cầu về nhà ở: Sản phẩm này quy định về cho vay để mua nhà

phục vụ nhu cầu đời sống (khơng phục vụ mục đích kinh doanh) đối với KHCN, hộ gia đình:

- Mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở (đã hình thành) với bên bán là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức (khơng phải là chủ đầu tư).

- Mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở (đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai) tại các dự án khu đô thị mới với bên bán là chủ đầu tư dự án khu đơ thị mới đó.

- Nhận chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở (đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai) tại các dự án khu đô thị mới với bên bán là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức.

- Xây dựng nhà ở, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở.

Cho vay đối với cán bộ công nhân viên: Sản phẩm này quy định về cho vay đối

với khách hàng là cán bộ công nhân viên nhằm phát triển kinh tế phụ gia đình và/hoặc đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của cán bộ công nhân viên mà nguồn thu nợ là thu nhập thường xuyên của cán bộ cơng nhân viên. Để có được khoản vay này các cá nhân phải chứng minh được nguồn thu nhập ổn định từ lương của mình, từ đó ngân hàng xem xét nhu cầu và cấp khoản vay cho khách hàng.

Cho vay sản xuất kinh doanh: Sản phẩm quy định về cho vay đối với các cá

nhân nhằm mục đích kinh doanh: khách hàng có thêm vốn, từ đó mua sắm thêm nguyên nhiên vật liệu, đầu tư mở rộng…phục vụ cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của họ.

Cho vay mua ô tô: Sản phẩm này quy định việc cho vay mua ô tô phục vụ nhu

cầu đời sống hoặc phục vụ mục đích kinh doanh.

Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết và cho vay cán bộ công nhân viên mua cổ phiếu phát hành lần đầu tại Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá: Sản

phẩm quy định: đáp ứng ngay tức thời nhu cầu ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết chưa được thanh toán của các nhà đầu tư chứng khoán và đáp ứng nhu cầu của cán bộ nhân viên mua cổ phiếu phát hành lần đầu khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ

Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm: Sản phẩm quy định

nhằm đáp ứng nhu cầu ứng trước tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ.

Cho vay du học: Sản phẩm này quy định về việc cho vay đối với khách hàng là

cá nhân người đi du học hoặc thân nhân của người đi du học, nhằm đáp ứng nhu cầu trang trải các chi phí của du học sinh ở trong nước hoặc ở nước ngoài.

Cho vay khác: (cho vay đi lao động ở nước ngoài, cho vay thấu chi, cho vay thẻ

tín dụng.

2.2.4. Chính sách lãi suất cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hạ Long triển Việt Nam - Chi nhánh Hạ Long

- Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay tại BIDV Hạ Long: Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau:

(1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào;

(2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi);

(3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng;

(4) Chi phí trích dự phịng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

- Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

- Lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng phải cao hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

- Chính sách về lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại một Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh đó quyết định phù hợp với quy định tại Văn bản này và các quy định có liên quan của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ.

- Cơ chế điều hành lãi suất cho vay: Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng/sản phẩm.

2.2.5. Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay KHCN

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 Dư nợ KHCN (Tỷ đồng) 372 556 664 Dư nợ nhóm 2 (Tỷ đồng) 2,27 7,78 8,37 Dư nợ xấu (nhóm 3-5) (Tỷ đồng) 6,92 12,01 13,89 Tỷ lệ nợ nhóm 2/ Dư nợ KHCN (%) 0,61 1,40 1,26 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ KHCN (%) 1,86 2,16 2,09

(Nguồn: Báo cáo tín dụng và trích lập dự phịng rủi ro BIDV Hạ Long 2015-2017)

Trong những năm qua Chi nhánh đã chú trọng tới phát triển cho vay các sản phẩm bán lẻ bên cạnh đó ln chú trọng tới hiệu quả, an tồn và chất lượng tín dụng của các khoản cho vay, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra. Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm như sau: Năm 2015, tỷ lệ 0,61% tổng dư nợ, năm 2016, tỷ lệ: 1,40% tổng dư nợ và năm 2017, tỷ lệ: 1,26% tổng dư nợ. Tỷ lệ luôn được BIDV Hạ Long đảm bảo và được kiểm soát ở mức thấp qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ trích lập dự phịng có xu hướng tăng vào năm 2016 tuy nhiên lại giảm xuống vào năm 2017. Lý do chính là các khoản nợ xấu của các năm trước chưa được xử lý. Một phần khác là những hạn chế chủ quan trong q trình cấp tín dụng. Việc xếp hạng khách hàng và thẩm định tín dụng vẫn cịn có biểu hiện hình thức. Đặc biệt, đáng lưu ý là vấn đề đạo đức của nhân viên tín dụng có những biểu hiện trục lợi hoặc chạy theo chỉ tiêu dẫn tới buông lỏng các điều kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)