6. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy cụ thể đẩy hoạt động cho vay KHCN tạ
3.2.5.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động cho vay
Cán bộ QHKH phải có trình độ chun sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Để nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ QHKH, Chi nhánh cần:
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp đi đơi với đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ QHKH
- Đẩy mạnh phong trào thi đua, rèn luyện và nâng cao trình độ của cán bộ QHKH nói riêng và cán bộ tồn chi nhánh nói chung.
- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, đưa ra nhiều nhiều cơ hội học hỏi hơn. Nhân viên trong Ngân hàng ít có điều kiện học hỏi thêm từ những chuyên gia đầu ngành hoặc chun gia nước ngồi. Những khố học đưa ra chủ yếu là rất chung chung về chính sách tín dụng của Ngân hàng, về thẩm định tài sản…Chi nhánh nên xây dựng một chương trình đào tạo thiết thực hơn, với sự tham gia của các chun gia có uy tín, chun cung cấp những kiến thức riêng về giao tiếp, tác phong phục vụ khách hàng lại ít được chú ý.
- Thúc đẩy trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ trong phòng và trong tồn hệ thống. Ví dụ, chi nhánh có thể tổ chức các buổi gặp mặt hay buổi nói chuyện giữa các chun viên QHKH hoặc buổi nói chuyện về tình hình kinh tế, Ngân hàng, tài chính trong thời gian tới để giúp các nhân viên cập nhật tình hình tốt hơn và hiệu quả hơn.
Xây dựng chính sách thưởng phạt hợp lý, có cơ chế khuyến khích sự cống hiến của cán bộ QHKH
- Nâng cao tính hợp lý của chính sách thưởng, phạt để kích thích nhân viên làm việc. Tiền thưởng, tiền lương chỉ là một yếu tố chứ không phải là tất cả các yếu tố để cán bộ Ngân hàng gắn bó lâu dài với chi nhánh.
- Một chiến lược quản trị nhân lực tốt bao gồm cả chính sách động viên, khen thưởng, bổ nhiệm, đề bạt đối với những cán bộ Ngân hàng làm việc xuất sắc, có đủ phẩm chất, năng lực.
Chú trọng đến tư tưởng và quan tâm đến tâm tư, đời sống tình cảm, nguyện vọng của các cán bộ QHKH
- Chi nhánh cần thúc đẩy công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng làm việc của các cán bộ QHKH cá nhân, để tất cả những nhân viên trong chi nhánh hiểu rõ được vai trò của khách hàng và họ đang làm việc cho khách hàng chứ khơng phải giám đốc là người quyết định có bao nhiêu người trong bảng lương mà đó chính là khách hàng - khách hàng là người trả lương.
- Lãnh đạo chi nhánh cũng yêu cầu toàn thể cán bộ Chi nhánh nói chung và đặc biệt cán bộ QHKH nói riêng làm việc và hành động theo phương châm “luôn nghĩ và làm những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng”. Chi nhánh nên thêm vào căn cứ tính lương, tiền thưởng là mức điểm “làm hài lòng khách hàng” tạo động lực cho nhân viên.
- Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, phong trào đồn thể để khuyến khích sự cống hiến của các cán bộ cho chi nhánh.