6. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Để mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN thì khơng chỉ có sự cố gắng từ phía ngân hàng mà cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Sự phát triển của hoạt động cho vay đối với KHCN cũng sẽ có lợi cho Nhà nước. Do vậy, nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và có những chính sách hợp lý để phát triển loại hình cho vay cá nhân với một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần những biện pháp bình ổn mơi trường kinh tế xã hội.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã thực sự tác động vào nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ đã dùng rất nhiều biện pháp để kìm hãm lạm phát. Vì vậy, Chính phủ cần xác định rõ mục tiêu và hướng phát triển kinh tế, bình ổn giá cả… để tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập của người dân, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Thứ hai, việc ban hành các văn bản pháp luật cần có sự hội thảo giữa Chính
phủ và các TCTD nhằm xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo điều chỉnh hoạt động cho vay KHCN của NHTM, nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để các Ngân hàng yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm cho vay KHCN. Đồng thời hoàn thiện các hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến hoạt động cho vay KHCN như Luật thuế thu nhập, Luật đất đai.... Qua đó xây dựng và đưa ra những văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, doanh nghiệp trong việc xác nhận cho các cán bộ nhân viên ở đơn vị mình làm thủ tục đi vay, nhằm mục đích tránh gây khó khăn hay quá dễ dãi để xác nhận cho người đi vay tại nhiều ngân hàng.
Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính nên hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, dễ
hiểu song vẫn đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Một trong các vấn đề mà NHTM thường gặp phải trong thời gian qua khi giải quyết hồ sơ vay vốn của KHCN là vấn đề về tài sản thế chấp. KHCN vay vốn thường thế chấp bằng bất động sản, nhà đất, những vấn đề này thường liên quan đến sổ đỏ - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đa phần thủ tục thế chấp các giấy tờ này khá phức tạp, đặc biệt các thủ tục pháp lý trong trường hợp Ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay.
Trong khi đó, các thị trường và hành lang văn bản về bất động sản và cầm cố chưa hoàn thiện. Do vậy để hỗ trợ các Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay là Chính phủ cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các thủ tục hành chính.
Thứ tư, Chính phủ cần ban hành các văn bản chủ trương, phương hướng về
biện pháp thúc đẩy tiêu dùng qua kênh tín dụng tiêu dùng Ngân hàng. Khuyến khích các thành phần kinh tế và mọi người sử dụng các dịch vụ Ngân hàng. Đây là xu hướng phát triển hiện đại ngày nay góp phận lành mạnh hố nền tài chính quốc gia. Giải pháp tăng lương, nếu tăng ồ ạt sẽ gây lạm phát nhưng nếu chỉ hỗ trợ trong vài tháng, cho những người có thu nhập thấp sẽ nhanh chóng tác dụng đến tiêu dùng.
Thứ năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần xây dựng khung giá nhà đất
sát giá thị trường để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và ngân hàng trong thủ tục định giá BĐS làm tài sản đảm bảo nợ vay.