Kiến nghị với Ngân hàng BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 96 - 99)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng BIDV

Tổ chức tuyển dụng cán bộ QHKH, QLRR và phân về chi nhánh, đảm bảo có đủ số nhân sự cho chi nhánh để đáp ứng nhu cầu cơng việc có chế độ đãi ngộ thích đáng để giữ và thu hút thêm các nhân viên. Hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với chi nhánh trong công tác tuyển dụng và quy hoạch cán bộ.

Giao quyền chủ động hơn cho chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo ngắn ngày tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đồng thời, ban hành các quy chế luân chuyển cán bộ và thực hiện nghiêm túc vì chỉ có ln chuyển cán bộ mới tạo ra khơng khí hứng thú với cơng việc, thúc đẩy cơng tác tự kiểm tra chéo có hiệu quả, tạo tâm lý quen thuộc với sự thay đổi, đổi mới. Cần thúc đẩy vai trị kiểm tra, kiểm tốn nội bộ đối với từng chi nhánh trực thuộc nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và phải tiến hành thường xuyên, toàn diện để phát hiện rủi ro tiềm ẩn trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, cũng cần chỉ đạo các chi nhánh có sự phối hợp với nhau, tránh sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh.

BIDV nên đầu tư nhiều hơn cho hoạt động marketing ở mỗi chi nhánh: hỗ trợ chi nhánh thành lập phòng Marketing riêng độc lập hoặc thúc đẩy chi phí cho khâu tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Việc này có tầm quan trọng rất lớn đối với chi nhánh trong việc mở rộng cho vay KHCN cũng như các hoạt động khác, giúp chi nhánh chủ động thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ cũng như hồn thành tốt kế hoạch kinh doanh.

Hội sở chính cấn chú trọng cải tiến cơng nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối ngoại, kết nối thanh toán giao dịch, vấn tin với khách hàng. Tiếp tục triển khai cơng tác hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất ở trong nước cũng như quốc tế nhằm đa dạng hố hình thức tín dụng cá nhân, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh.

Đẩy mạnh việc hợp tác với các tổ chức trong và ngồi nước để tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ và dài hạn để cho vay đối với KHCN. Thúc đẩy công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới để hồ trợ hoạt động cho vay KHCN phát triển. Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao thì các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cá nhân đang ngày một phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội kinh doanh mới, tạo nên một kênh phân phối hiệu quả nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho các NHTM. Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển, cho vay cá nhân khơng cịn là vấn đề mới mẻ, các NHTM Việt Nam đã và đang ngày một cải tiến sản phẩm cho vay cá nhân và phần nào đa dạng hố được nhiều loại hình cho vay và kích thích nhu cầu vay của người dân. Tuy nhiên, để tạo dựng được chỗ đứng trong tương lai các NHTM sẽ cần phải tìm một hướng đi đúng đắn, thể hiện sự khác biệt và dám bứt phá để hoạt động cho vay KHCN đạt hiệu quả cao.

Do đó việc nghiên cứu những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay cá nhân có thể được coi là một vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm đặc biệt của các NHTM định hướng theo con đường bán lẻ hiện náy. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hạ Long, Luận văn đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:

Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cho vay cá nhân của các NHTM và khẳng định tính tất yếu phải phát triển cho vay cá nhân tại Chi nhánh.

Qua thực tiễn triển khai các hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Hạ Long và các kết quả đã đạt được, cán bộ nghiên cứu đã rút ra được những thành công, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hoạt động này. Từ đó đưa ra được những giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh.

Ngồi ra, mục đích khác của Luận văn là nhằm đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan trong việc tạo một hành lang pháp lý an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay KHCN của các NHTM, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hạ long (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)