Khái niệm tranhchấp nhãn hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 26 - 28)

Để nghiên cứu về tranh chấp sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch, đầu tiên cần phải tìm hiểu khái niệm về tranh chấp về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Hiện nay, khái niệm tranh chấp về SHTT nói chung cũng như tranh chấp nhãn hiệu nói riêng chưa được xây dựng và ghi nhận chính thức trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam.

Từ các cơ sở lý luận đã nêu ở phần trên về nhãn hiệu, có thể thấy nhãn hiệu có bản chất pháp lý là một loại tài sản, và quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng là các tài sản trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu. Về bản chất, tài sản trí tuệ được hiệu là sự sáng tạo có tính tinh thần, không phải là vật theo quan niệm của luật dân sự nói chung và luật về vật quyền nói riêng. Tuy nhiên, tương tự với các quyền sở hữu được áp trên vật, quyền sở hữu trí tuệ cũng có tính loại trừ. Tính loại trừ trong sở hữu ở đây có nghĩa là sự độc quyền, quyền loại trừ những người khác. Điều này đồng nghĩa với việc không ai có thể tiếp cận nhãn hiệu nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. BLDS 2015 cũng xác định quyền SHTT có cùng tính chất như các loại quyền tài sản khác. Bộ Luật này định nghĩa: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dung đất và các quyền tài sản khác”24

Luật SHTT 2015 phân loại quyền SHTT thành quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng25. Các quyền này sau đó được phân chia thành các nhóm quyền nhỏ hơn nhằm xác định căn cứ phát sinh quyền và thời điểm bảo hộ. Như đã đề cập ở phần trên, đối với nhãn hiệu, có hai căn cứ phát sinh quyền: một là quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký; hai là đã tiến hành sử dụng, không phụ thuộc và thủ tục đăng ký. Quyền đối với nhãn hiệu có hai thời điểm phát sinh: thời điểm thủ tục đăng ký được hoàn tất hoặc thời điểm nhãn hiệu đạt tới mức độ được sử dụng và thừa nhận rộng rãi hoặc đã trở thành nổi tiếng. Thông thường quyền loại trừ của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ phát sinh

24 Điều 115 BLDS 2015

trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, quyền này còn được phát sinh bởi pháp luật chẳng hạn như trong trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có bản chất giống với vi phạm vật quyền sở hữu mà thực chất là vi phạm quyền loại trừ. Để bảo vệ quyền loại trừ, pháp luật cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng các chế tài đối với hành vi xâm phạm.

Tranh chấp, theo từ điển tiếng Việt, được hiểu theo nghĩa thông thường là “giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào” và “đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”. Về mặt pháp lý, “Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”26

Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp về quyền SHTT, trừ trường hợp vì mục đích lợi nhuận27; những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp quyền SHTT giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận28. Như vậy, lợi nhuận chính là căn cứ để phân biệt một tranh chấp nhãn hiệu là tranh chấp dân sự hay tranh chấp thương mại. Trong ngành du lịch, với chức năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh, nhãn hiệu chỉ có ý nghĩa khi hàng hóa dịch vụ được lưu thông hay đưa vào kinh doanh trên thị trường với mục tiêu đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Do đó, các tranh chấp SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch đều có mục đích lợi nhuận và mang tính chất của tranh chấp thương mại.

Từ các nghiên cứu trên, có thể định nghĩa tranh chấp về SHTT liên quan đến nhãn hiệu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều chủ thể liên quan đến quyền SHTT đối với một hoặc nhiều nhãn hiệu phát sinh trong quá trình đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu đó, mà một hoặc nhiều bên cho rằng

26Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, trang 382, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996 27 Khoản 4, Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

việc đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân khác ảnh hưởng hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)