Các biện pháp giải quyết tranhchấp nhãn hiệu trong du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 47 - 51)

2.1.2.1 Giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước

Tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch, theo phân tích tại chương 1 của luận văn, trao cho DN quyền tự do lựa chọn các cơ quan liên quan giải quyết tranh chấp khi bị xâm phạm quyền. Khi một DN lữ hành cho rằng quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm và bị gây thiệt hại đều có quyền kiện lên tòa án để thực thi công lý, đòi bồi thường thiệt hại, buộc chấm dứt hành vi vi phạm,…cũng như các cơ quan hành chính bao gồm Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp để bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu của mình.

Các đối tượng tranh chấp là tên thương hiệu của DN, có đặc điểm dễ bịnhái theo, lan truyền nhanh nên dễ dàng bị xâm phạm. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu không chỉ gây ảnh hưởng lớn trong xã hội mà còn gây thiệt hại không nhỏ cho chủ thể quyền. Vì vậy, việc cho phép DN tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong số các

cơ quan nhà nước khi quyền đối với nhãn hiệu của họ bị vi phạm là rất cần thiết để có thể buộc bên vi phạm phải gánh chịu chế tài của luật công nhằm trừng phạt hành vi gây ảnh hưởng tới xã hội, đồng thời phải gánh chịu chế tài của luật tư để bù đắp xứng đáng các thiệt hại trước hết là cho người có quyền đối với nhãn hiệu.

2.1.2.2. Giải quyết tranh chấp ngoài cơ quan nhà nước

Trong số các phương thức giải quyết tranh chấp bằng ADR, thương lượng là phương thức các bên sử dụng nhiều nhất khi có tranh chấp xảy ra, hòa giải cũng được áp dụng trên thực tế nhưng không nhiều. Tuy nhiên, các phương thức này chủ yếu áp dụng cho các tranh chấp trong giai đoạn sử dụng nhãn hiệu mà hầu như không được sử dụng cho các tranh chấp trong giai đoạn xác lập quyền, vốn được các bên tranh chấp mặc nhiên đó là vai trò của Cục SHTT. Có thể nói, trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài các cơ quan nhà nước, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại gặp phải hai khuynh hướng trái ngược nhau. Đối với các tranh chấp về tên miền, phương thức trọng tài có lẽ được ưa chuộng hơn. Trong khi đó, đối với các tranh chấp về nhãn hiệu, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện ít được sử dụng.

Tại Việt Nam, khi hai DN du lịch có tranh chấp về tên miền “.vn” liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, các DN thường nộp đơn đến Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC). Theo Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet hiện nay, VINNIC chỉ có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hành chính về quy trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký tên miền theo quy tắc đăng ký trước được xét cấp trước cũng như các khiếu nại trong quá trình thu nộp phí duy trì tên miền. Đối với các khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tên miền “.vn” giữa các bên, VNNIC chỉ có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Luật Công nghệ thông tin quy định các hình thức giải quyết tranh chấp cụ thể bao gồm: (1) Thông qua thương lượng, hòa giải; (2) Thông qua trọng tài; (3) Khởi kiện tại tòa án. Việc giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa thông qua trọng tài sẽ giúp các bên chủ động, linh hoạt hơn, bảo mật được thông tin và tiết kiệm thời gian so với giải quyết bằng tòa án. Tuy nhiên, hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài cần phải có sự chấp thuận của cả hai bên. Nếu xét tên miền trong mối tương quan với nhãn hiệu thì có thể thấy các đạo luật chưa hoàn toàn thống nhất với nhau trong

việc quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài các cơ quan nhà nước. LSHTT không quy định các phương thức giải quyết tranh chấp một cách rõ ràng. Trong khi đó, Luật Công nghệ thông tin theo mô hình của một số đạo luật trong lĩnh vực luật tư ở Việt Nam ghi nhận cụ thể tên của các phương thức giải quyết tranh chấp, tuy rằng không đầy đủ như các đạo luật khác ở Việt Nam.

Mặc dù giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp chính thức và kết quả được thực thi chắc chắn nhất nhưng lại gây ảnh hưởng tới mối quan hệ của các bên tranh chấp. Bởi vậy, xuất hiện nhiều trường hợp lựa chọn con đường hòa giải khi đang trong quá trình tố tụng tại tòa án. Khi đó, các bên có tâm lý tốt hơn vì đã thống nhất ý chí đối với kết quả giải quyết tranh chấp.

2.1.2.3. Đánh giá các phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước

Trước hết, xét một cách tổng thể, giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch bằng các cơ quan nhà nước mang lại một số lợi ích chung cho các đối tượng tranh chấp. Thứ nhất, nhà nước là một thực thể có quyền lực bao quát xã hội và được thực hiện cưỡng chế một cách hợp pháp trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Do đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước được bảo đảm thi hành nhanh chóng. Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng con đường nhà nước có thủ tục tương đối chặt chẽ, rõ ràng và nếu được thực hiện một cách nghiêm túc có thể đưa ra những phần quyết chính xác, công bằng. Thứ ba, hoạt động lưu giữ hồ sơ vụ việc chắc chắn và lâu dài giúp theo dõi mối quan hệ giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm, bảo vệ quyền của bên bị vi phạm, đảm bảo bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng quyền của bên bị vi phạm, ngăn ngừa, triệt tiêu khả năng tái phạm. Thứ tư, nhà nước có đầy đủ các cách thức, phương tiện và công cụ hỗ trợ cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước cũng tồn tại những hạn chế như: việc giải quyết tranh chấp thường kéo dài, gây tốn kém vềthời gian và công sức của các bên, gây tâm lý nặng nề đối với các bên; khó đảm bảo bí mật thông tin khi sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước so với phương thức giải quyết tranh chấp ngoài các cơ quan nhà nước bởi nhiều người có thể tham gia vào thủ tục giải quyết cũng như thiếu linh động

hơn so với giải quyết tranh chấp ngoài các cơ quan nhà nước bởi quy trình giải quyết do luật định và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phải được tuân thủ chặt chẽ.

2.1.2.4. Đánh giá các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài cơ quan nhà nước

Hầu hết các nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước được khắc phục trong phương thức giải quyết tranh chấp ngoài cơ quan nhà nước. Tuy vậy, giải quyết tranh chấp ngoài cơ quan nhà nước thiếu đi tính cưỡng chế thi hành nên vẫn phải dựa vào quyền lực công để bảo đảm tính hiệu quả. Dù pháp luật ghi nhận quyền tự do thỏa thuận và tự định đoạt của đương sự nhưng để nhận được sự hỗ trợ của nhà nước trong việc thi hành kết quả giải quyết tranh chấp, hầu hết các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài cơ quan nhà nước đều phải được pháp luật thừa nhận dưới các hình thức khác nhau.

Với phương thức thương lượng, đây là phương thức giải quyết tranhchấp được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết bằng cách các bên hoặc đại diện của các bên tranh chấp tự động liên hệ để trao đổi, bàn bạc và thỏa thuận với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tháo gỡ mâu thuẫn, xung đột khi có tranh chấp xảy ra. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thực chất là việc giải quyết nội bộ, hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay người thứ ba nào. Do đó, phương thức giải quyết tranh chấp này có các ưu điểm gồm:Thủ tục giải quyết đơn giản và không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý, giúp hai bên tiết kiệm chi phí, thời gian, tiền bạc và giữ được bí mật, uy tín trong hoạt động kinh doanh. Nhược điểm của phương pháp thương lượng là kết quả giải quyết tranh chấp phải phụ thuộc vào thiện chí hợp tác của các bên và không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc

Trong khi đó, đặc điểm của hoà giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập gọi là hoà giải viên, đây chính là điểm khác biệt so với phương thức thương lượng. Hòa giải viên giữ vai trò là trung gian, độc lập để phân tích, tư vấn cho các bên về bản chất của tranh chấp, quy định của pháp luật, hỗ trợ và thậm chí đề xuất cách giải quyết tranh chấp để giúp các bên tìm ra một giải pháp phù hợp nhất mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận nhưng không có quyền xét xử và ra phán quyết mà kết quả phụ thuộc vào

sự thỏa thuận của các bên. Do đó, hòa giải sẽ có ưu điểm gồm: thủ tục đơn giản, linh hoạt, các bên hoàn toàn làm chủ quy trình hòa giải cũng như quyết định nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ tranh chấp; tối thiểu hóa chi phí, tính bảo mật cao. Trong khi đó, nhược điểm của phương thức này là: kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của hòa giải viên cũng như quyết định hòa giải chỉ có giá trị như một hợp đồng giữa các bên và không được đảm bảo thi hành bởi các cơ quan có thẩm quyền

Phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngoài nhà nước cuối cùng mà các DN có thể áp dụng là trọng tài. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập do các bên lựa chọn, nhằm chấm dứt xung đột giữa các bên tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết buộc các bên phải thực hiện. Ưu điểm của phương thức trọng tài gồm: thủ tục đơn giản nhưng vẫn bảo đảm tối đa quyền tự định đoạt của các bên đương sự, linh hoạt, chủ động; tính bảo mật cao và tiết kiệm thời gian. Các nhược điểm của phương thức trọng tài gồm chi phí tương đối cao; phán quyết của trọng tài là chung thẩm nhưng không mang tính cưỡng chế nhà nước và việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi dophần lớn vào ý thức tự nguyện của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)