Tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch, tương tự với tranh chấp nhãn hiệu trong các lĩnh vực khác, có thể được phân loại dựa trên một vài thành tố của quan hệ pháp luật.
Căn cứ vào thời điểm xác lập quyền, có thể phân loại tranh chấp nhãn hiệu thành:
- Tranh chấp trước khi xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu - Tranh chấp liên quan đến xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu - Tranh chấp sau khi quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã được xác lập Căn cứ vào chủ thể tranh chấp, tranh chấp nhãn hiệu được phân loại thành:
- Tranh chấp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu với người thứ ba xâm phạm nhãn hiệu - Tranh chấp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng mà chủ sở hữu chuyển nhượng hay cho phép sử dụng nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một trong những chỉ dẫn thương mại quan trọng nhất và là một trong các đối tượng của quyền SHTT. Xuất phát từ lợi ích mà nhãn hiệu mang lại, trong quá trình xác lập quyền và sử dụng quyền, không chỉ phát sinh các tranh chấp giữa các nhãn hiệu với nhau mà còn xuất hiện nhiều trường hợp xung đột quyền, tranh chấp giữa: nhãn hiệu - kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu - chỉ dẫn địa lý; nhãn hiệu - tên thương mại; nhãn hiệu – hình tượng nhân vật thuộc phạm vụ bảo hộ quyền tác giải của người khác; nhãn hiệu – tên miền. Trong bối cảnh số lượng các doanh nghiệp lữ hành ngày càng tăng, tranh chấp về nhãn hiệu trong lĩnh vực này xuất hiện đa dạng và ngày càng có tính phức tạp cao. Một số vụ việc tranh chấp điển hình sẽ được chọn lọc và phân tích cụ thể tại chương thứ 2 của luận văn.