Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 68 - 72)

Quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng các quy định pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp về nhãn hiệu du lịch giữa các bên là doanh nghiệp du lịch bằng các cơ quan nhà nước và ngoài các cơ quan nhà nước cho thấy hoạt động giải quyết tranh chấp nhãn hiệu giữa các doanh nghiệp du lịch còn tổn tại nhiều bất cập cần phải khắc phục như:

2.3.2.1 Hiệu quả giải quyết tranh chấp ngoài tòa án còn hạn chế

Trong phần 2.1 của Luận văn, tác giả đã luận giải các ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài các cơ quan nhà nước trên cơ sở so sánh, đối chiếu với phương thức giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước. Thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy phương thức thương lượng được sử dụng khá nhiều trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ và sử dụng khá thành công, tuy nhiên với các tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch thì lại chưa thể hiện được hiệu quả cao do các doanh nghiệp chưa thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong du lịch gặp rất nhiều khó khăn, do đó

các doanh nghiệp thường mong muốn có một bên thứ ba trung gian trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Tương tự, biện pháp giải quyết bằng trọng tài thương mại cũng không phổ biến trong giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu. Mặc dù giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp chính thức và kết quả được thực thi chắc chắn nhất nhưng lại gây ảnh hưởng tới mối quan hệ của các bên tranh chấp cũng như hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp mong muốn lựa chọn các phương pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Nhưng việc chế tài không được quy định rõ dẫn đến việc doanh nghiệp bị vi phạm không đòi lại được quyền lợi của mình. Chẳng hạn như, sau khi đã thương lượng hay hòa giải thành, một bên không tuân thủ kết quả thương lượng hay hòa giải, bên còn lại khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đã được thương lượng hay hòa giải thì tòa án có tiếp tục thụ lý và giải quyết hay không? Đây là những câu Như vậy, việc pháp luật quy định rõ các phương thức giải quyết tranh chấp về quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những giúp doanh nghiệp ý thức được vai trò của giải quyết tranh chấp trên thương trường mà còn có thể lựa chọn những phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp ngoài các phương thức nhà nước, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc cũng như không gây tổn hại tới bí mật kinh doanh, uy tín kinh doanh.

2.3.2.2 Thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài, khó khăn trong việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp lữ hành. Trong khi đó, đây lại là một tiêu chí quan trọng khi khách du lịch đưa ra sự lựa chọn dịch vụ. Đặc trưng của sản phẩm du lịch là có tính vô hình, dễ bị sao chép, bắt chước. Sản phẩm du lịch còn có tính không đồng nhất, khách hàng không biết trước về chất lượng sản phẩm mình sẽ mua mà lựa chọn chủ yếu do tính tin tưởng vào thương hiệu. Hiểu về tính chất này của sản phẩm du lịch mà nhiều doanh nghiệp đãsử dụng tên thương hiệu có sẵn để nhái và đánh cắp và thu hút khách mà không phải tốn kinh phí xây dựng tên thương hiệu. Hành vi này xuất hiện rất nhiều và trên diện rộng, gây thiệt hại cho rất nhiều doanh nghiệp du lịch. Bởi khi lựa chọn dịch vụ du lịch, khách du lịch thường mua tour hoặc mua dịch vụ lưu trú ở các doanh

nghiệp có tên quen thuộc, nổi tiếng, nhưng sau khi trải nghiệm các sản phẩm thiếu chất lượng do các doanh nghiệp vi phạm cung cấp thì dù có biết rằng đó là nhãn hiệu nhái hay không cũng sẽ có ấn tượng xấu về thương hiệu. Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, chỉ cần một đánh giá xấu về doanh nghiệp thì hoạt động cung cấp dịch vụ lữ hành sẽ bị ảnh hưởng nghiệp trọng, bởi như đã đề cập ở trên, khi khách du lịch lựa chọn mua sản phẩm du lịch sẽ chủ yếu chọn theo uy tín của doanh nghiệp do không biết trước và cũng không thể kiểm định trước được chất lượng sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp thường mong muốn giải quyết tranh chấp trong thời gian ngắn nhất có thể. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước thường có thủ tục phức tạp, dễ bị các bên tranh chấp lợi dụng để kéo dài tranh chấp, gây khó khăn cho đối phương. Giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước hiện nay thường có nhiều tầng nấc với các chức năng khác nhau, có sự tham gia của nhiều bên gây tốn kém về chi phí, công sức, thời gian và gây khó khăn trong việc giữ bí mât, hòa khí giữa các bên tranh chấp.

Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT, trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền SHTT đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây: tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất. Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng SHTT trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện. Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo quy định trên thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá 500 triệu đồng. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền SHTT đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại. Ngoài ra, còn có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức,

cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.50

Thực tế cho thấy, nguyên đơn thường không chứng minh được một cách chính xác các thiệt hại thực tế xảy ra. Phía nguyên đơn yêu cầu Tòa án xác định giá trị thiệt hại trên cơ sở giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà nguyên đơn cho rằng bị xâm phạm quyền SHTT; còn phía bị đơn thừa nhận có hành vi xâm phạm quyền SHTT lại yêu cầu Tòa án xác định giá trị thiệt hại trên cơ sở giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ của bị đơn. Nếu nguyên đơn không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất dành cho Tòa án ấn định với mức tố đa không quá 500 triệu đồng là không có cơ sở thuyết phục.51

2.3.3.4 Chế tài xử lý với các hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe

Hành vi làm giả, làm nhái trong ngành du lịch nguy hiểm hơn nhiều so với các ngành thương mại khác, mà chịu thiệt hại lớn nhất là người tiêu dùng. Đã có nhiều trường hợp khách hàng chọn nhầm chương trình du lịch chất lượng thấp ra nước ngoài, bị cắt chương trình, chịu những dịch vụ chất lượng kém hay thậm chí bị bỏ lại vất vưởng, không có bất kỳ sự hỗ trợ nào. Các hành vi này không chỉ khiến doanh nghiệp thiệt hại nặng nề về kinh tế và uy tín, mất lòng tin vào chính quyền mà còn gián tiếp đe dọa tới an toàn, quyền lợi của người dân. Mặc dù đem lại hậu quả nghiêm trọng như vậy nhưng những chế tài xử phạt hiện nay đối với các trường hợp vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (hiện nay là tổ chức giám định SHCN duy nhất) thường xuyên cung cấp ý kiến giám định cho các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như các DN. Từ tháng 9-2009 đến năm 2016, đã có 3.829 vụ, việc giám định được thực hiện, trong đó 416 vụ theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền mà chủ yếu là các cơ quan bảo vệ quyền (383 yêu cầu, trong đó 57,7% từ cơ quan quản lý thị trường, 29% từ cơ quan công an, số còn lại từ các cơ quan khác, như thanh tra khoa học và công nghệ, hải quan, tòa án nhân dân).

Có thể nói, các số liệu về số vụ xâm phạm quyền SHTT về nhãn hiệu, số vụ được xử lý, phương thức và kết quả xử lý nêu trên cho thấy số lượng vụ việc xâm phạm

50 Điều 205 Luật SHTT

quyền SHTT được xử lý bởi các cơ quan hành chính đang ở múc đáng báo động. Mặc dù không phải có vi phạm nhãn hiệu là có tranh chấp và không phải có tranh chấp là có vi phạm nhưng các thông tin này đã thể hiện phần nào thực trạng tranh chấp quyền SHTT với nhãn hiệu nói chung, trong đó có nhãn hiệu trong du lịch. Số liệu trong các báo cáo này cũng cho thấy sự đơn giản của các chế tài do các cơ quan hành chính áp dụng và không nói lên được mức độ hài lòng của người bị vi phạm về kết quả xử lý cũng như không thể hiện được có hay không hành vi tái phạm. Các biện pháp hành chính và hình sự không xử lý trực tiếp và thấu đáo các tranh chấp.

Theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 về quy định xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN, mức phạt hành chính với các hành vi vi phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu dịch vụ phụ thuộc vào giá trị của dịch vụ bị vi phạm nhãn hiệu. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch thường có giá trị không lớn, với một số sản phẩm tour ở các thị trường như Nga, Mỹ thì mới có mức giá đến 100.000.000 đồng, còn với các tour nội địa hoặc trong phạm vi châu Á – những tour tương đối phổ biến ở Việt Nam, thì mức giá sẽ thấp hơn nhiều. Đồng thời, khi DN sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền trên biển hiệu, card visit, tờ rơi quảng cáo tour,...thì mức phạt sẽ chỉ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Các chế tài xử phạt khác như đổi tên DN, trả lại tên miền,...cũng đang quá nhẹ nhàng khi những doanh nghiệp vi phạm chỉ cần đặt lại tên mới là lại có thể tiếp tục hành vi vi phạm nhãn hiệu. Do đó, cần phải thêm chế tài xử phạt mạnh tay hơn, truy tố hình sự đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 68 - 72)