Phần 3.2 của Luận văn đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch. Các giải pháp có định hướng nhằm không chỉ tạo nên một hệ thống cơ sở chế định chặt chẽ xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu; quy định cụ thể hơn các phương thức giải quyết tranh chấp nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch có nhiều lựa chọn hơn để bảo vệ quyền lợi của mình chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo nhanh chóng, không ảnh hưởng đến hình ảnh hoạt động của doanh nghiệp. Các quy định hiện nay vẫn nằm rải rác tại các luật khác nhau, chưa có sự thống nhất đồng bộ cũng như dẫn chiếu nên không chỉ khó với cơ quan thực thi pháp luật trong việc áp dụng pháp luật mà còn khó cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định. Các tranh chấp trong du lịch liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau, nhất là với các tranh chấp liên quan đến tên miền. Nếu xây dựng được một hệ thống chế định chặt chẽ và cụ thể như vậy thì việc quản lý nhãn hiệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước sẽ trở nên thống nhất đồng bộ hơn, tránh xảy ra tình trạng đăng ký nhầm tên, trùng nhãn hiệu khi đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc thay đổi được các quy định pháp luật đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu các ngành luật khác nhau để đưa ra được một quy
định thống nhất. Do đó, các giải pháp về pháp luật sẽ là giải pháp về dài hạn. Trong ngắn hạn, theo tác giả cần quan tâm hơn đến công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý nhãn hiệu. Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu quản lý về nhãn hiệu chung giữa cơ quan sở hữu trí tuệ, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cung cấp tên miền cũng như cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là giải pháp có thể thực hiện trong ngắn hạn, tuy nhiên đòi hỏi sự vào cuộc chặt chẽ của các cơ quan ban ngành nói trên. Giải pháp về nâng cao nhận thức về pháp luật SHTT cho các doanh nghiệp du lịch cũng là giải pháp khả thi trong ngắn hạn. Các doanh nghiệp du lịch hiện nay đã dần nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên việc tìm hiệu về pháp luật vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn, tọa đàm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu về việc bảo vệ nhãn hiệu của mình cũng biện pháp xử lý khi có hành vi xâm phạm nhãn hiệu, cũng như lắng nghe các ý kiến của doanh nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong công tác thực thi pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ. Do đó, đây là giải pháp các cơ quan nhà nước có thể thực hiện ngay, và cần thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu là một nhu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp du lịch. Để thực hiện được mục tiêu này, định hướng cụ thể gồm: (1) Xây dựng đầy đủ, thống nhất chế định pháp luật liên quan; (2) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới giải quyết tranh chấp nhãn hiệu; (3) Xây dựng đầy đủ, thống nhất chế định pháp luật liên quan.
Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, tính cấp thiết và các định hướng xây dựng, luận văn đưa ra 3 nhóm giải pháp liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch. Trong đó, giải pháp về pháp luật bao gồm: (1) Hoàn thiện các quy định về khái niệm xâm phạm quyền SHTT trong Luật SHTT; (2) Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch; (3) Thống nhất trong các nguyên tắc quản lý về tên doanh nghiệp giữa các cơ quan liên quan; (4) Bảo hộ SHTT cho các sản phẩm
đặc thù của ngành du lịch; (5) Hoàn thiện các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu; giải pháp về nâng cao nhận thức về SHTT với nhãn hiệu của doanh nghiệp du lịch bao gồm: (1) Khuyến khích sự chủ động của doanh nghiệp du lịch trong việc bảo hộ nhãn hiệu; (2) Tăng cường hoạt động thông tin về sở hữu trí tuệ đến các doanh nghiệp du lịch; giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp bao gồm: (1) Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tòa án về lĩnh vực SHTT; (2) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan xác lập và thực thi quyền SHTT; (3) Tăng cường các chế tài xử phạt với các hành vi vi phạm; (4) Nâng cao hiệu quả của hoạt động trung gian, hòa giải trong giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu.
Trong các giải pháp nói trên, luận văn kiến nghị thực hiện giải pháp thứ hai và thứ ba trong tương lai gần vì giải pháp đầu tiên sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Nhãn hiệu là một loại tài sản sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch phụ thuộc lớn vào uy tín và độ phổ biến của nhãn hiệu mà doanh nghiệp đó sở hữu. Bảo vệ nhãn hiệu chặt chẽ cũng như giải quyết một cách hiệu quả các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chính là bảo vệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, giúp ngành kinh tế này phát triển một cách bền vững.
Pháp luật chính là cơ sở pháp lý để tiến hành các biện pháp giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu. Tuy nhiên, xã hội không đứng yên mà vận động không ngừng. Các quy định pháp luật có thể phù hợp ở giai đoạn nhất định nhưng sau đó lại cần phải được thay đổi để phù hợp với những biến chuyển của các quan hệ xã hội cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, các quy định pháp luật giải liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu phải thường xuyên được hoàn thiện để đáp ứng với sự thay đổi của các quan hệ pháp luật chịu sự điều chỉnh của nó, đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế. Luận văn đã tiếp cận và cố gắng làm rõ khía cạnh lý luận và thực tiễn của các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu trong ngành du lịch.
Về lý luận, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của nhãn hiệu, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tranh chấp về nhãn hiệu trong du lịch về khái niệm, phân loại, chủ thể trong tranh chấp, đối tượng của tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp để làm cơ sở đánh giá thực trạng về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong ngành du lịch hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp về pháp luât, về nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp cũng như nâng cao nhận thức về SHTT cho doanh nghiệp trong ngành du lịch.
Về thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu một số vụ việc tranh chấp cụ thể liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch, luận án đưa ra một số đánh giá nhằm nêu bật đặc điểm khác biệt của tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch so với tranh chấp nhãn hiệu của các lĩnh vực khác, rút ra được các thuận lợi cũng như khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp nhà nước cũng như ngoài nhà nước. Từ việc đánh giá thực trạng của tranh chấp cũng như giải quyết tranh chấp, luận văn đề xuất các giải pháp
nhằm hạn chế tranh chấp về nhãn hiệu trong du lịch cũng như giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật dân sự 2015
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
3. Bộ luật hình sự 2005
4. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
5. Luật Thương mại 2005
6. Luật Công nghệ thông tin 2006
7. Luật Trọng tài thương mại 2010
8. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LSHTT bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT
9. Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN
10. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về SHCN
11. Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
12. Nghị định 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
13. Thông tư 06/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
14. Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN ngày 08/6/2016 về hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ
15. Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
16. Nguyễn Thị Quế Anh (2002), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa , nhãn hiệu dịch vụ trên thế giới và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ ở Việt Nam, Đề tài nghiên
cứu khoa học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ (2019), Báo cáo thường
niên hoạt động Sở hữu trí tuệ 2018, Nxb Khoa học và Kỹ thuật .
18. Ngô Huy Cương (2009), Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại
tài sản của BLDS 2005 và định hướng cải cách, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp 22
19. Ngô Huy Cương (2012), Pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty:
nhận thức, thực trạng và cải cách, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
20. Ngô Huy Cương (2013), Giải quyết tranh chấp kinh doanh , thương mại
, Bài giảng điện tử , Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
21. Ngô Huy Cương (2016), Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư
Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế : Pháp luật Pháp và Việt Nam - Truyền thống và
hiện đại
22. Nguyễn Văn Dũng (2000), Kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp kinh
tế của tòa án Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá sản
DN, chủ trì bởi Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý ( Leres ) thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn dưới sự tài trợ bởi Konrad Adenauer Stiftung , Nxb Giao thông vận tải , Hà Nội
23. Lê Thị Nam Giang (2013), Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và
tên thương mại, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
24. Đàm Thị Diễm Hạnh (2010), Xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật
Sở hữu trí tuệ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
25. Trần Đình Hảo (2000), Hòa giải/thương lượng - Lựa chọn biện pháp
giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, Kỷ yếu hội thảo: Giải quyết tranh chấp kinh
doanh và phá sản DN
26. Nguyễn Minh Hằng, Bùi Ngọc Sơn, Hồ Thúy Ngọc, Võ Sỹ Mạnh (2012), Giáo trình pháp luật kinh doanh quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
27. Dương Quỳnh Hoa (2012), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết
tranh chấp đối với các quan hệ thương mại trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Luận
án tiến sĩ luật học , Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam
28. Đặng Thanh Hoa (2011), Có cần thiết phân biệt “Tranh chấp dân sự”
với “Tranh chấp kinh doanh - thương mại” trong quá trình giải quyết tại Tòa án, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật
29. Nguyễn Thanh Hồng (2008), Xác định xâm phạm quyền nhãn hiệu và
cạnh tranh không lành mạnh, Dự án Việt Nam - Thụy Sĩ, Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội.
30. Đặng Vũ Huân (2016), Áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp
31. Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục
32. Tưởng Duy Lượng (2015), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án và việc phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và Toàn án theo quy định của Luật Trọng tài thương mại và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao
33. Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến (2013), Giáo trình LSHTT (Tái bản lần
thứ ba), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
34. Lê Nết (2006), Quyền SHTT (Tái bản lần thứ nhất bổ sung, sửa đổi theo LSHTT 2005), Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
35. Phạm Duy Nghĩa (2000), Vài bình luận ngắn về pháp luật giải quyết
tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo: Giải quyết tranh chấp kinh doanh
và phá sản DN, chủ trì bởi Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý (Leres) thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn dưới sự tài trợ bởi Konrad Adenauer Stiftung, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội
36. Hồ Thúy Ngọc (2015), Pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công
nghiệp của Việt Nam và Hoa Kỳ dưới góc độ so sánh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (327)
37. Bùi Thị Hải Như (2017), Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu theo pháp
38. Lê Hoàng Oanh (2005), Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
39. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng
40. Nguyễn Xuân Quang (2015), Xử lý xâm phạm nhãn hiệu theo pháp luật
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa
học Việt Nam
41. Phạm Hồng Quất (2008), Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp
dân sự, Bài giảng, Cục SHTT, Hà Nội.
42. Nguyễn Như Quỳnh (2005), Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp sở
hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
(Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự 2005)
43. Nguyễn Thị Quỳnh (2012), Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật,
thực tiễn quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
44. Bùi Ngọc Sơn (2011), Giáo trình pháp luật doanh nghiệp, NXB Trường ĐH Quốc gia Hà Nội
45. Lê Mai Thanh (2006), Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng
hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện
Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
46. Lê Mai Thanh (2014), Mô hình pháp luật sở hữu trí tuệ các nước và gợi
mở đối với Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật , Viện Nhà nước và pháp luật
47. Đinh Văn Thanh, Đinh La Hằng (2004), Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp
luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
48. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về SHTT, Nxb. Tư pháp, Hà Nội
49. Đỗ Cao Thắng (2008), Tài liệu tập huấn về giải quyết tranh chấp thương
mại của Ủy ban Châu Âu, Dự án hỗ trợ thể chế cho Việt Nam và Tòa án nhân dân tối
cao, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
50. Bạch Thị Lệ Thoa (2009), Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và cơ
51. Vương Thanh Thúy (2011), Dấu hiệu phân biệt trong pháp luật về nhãn
hiệu - Một giải pháp cho vấn đề xung đột quyền bảo hộ, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
Bộ Tư pháp
52. Phan Thị Thanh Thủy (2015), Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh
chấp thương mại bằng các biện pháp thay thế, Tạp chí Khoa học Kiểm sát
53. Phan Thị Thanh Thủy (2016), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải