Phương thức giải quyết tranhchấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 30 - 44)

1.3.5.1. Phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, mà cụ thể là trong Bộ luật Tố tụng dân sự, tranh chấp về quyền sở hữu là tranh chấp dân sự. Các tranh chấp này không có các phương thức giải quyết ngoài tòa án phong phú và linh động như đối với tranh chấp thương mại. Mặc dù tranh chấp nhãn hiệu là tranh chấp về quyền sở hữu nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có sự phân biệt giữa tranh chấp quyền SHTT, chuyển giao công nghệ với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản nói chung. Đối với tranh chấp quyền SHTT, chuyển giao công nghệ mà các bên đều nhằm mục đích lợi nhuận, Bộ luật này sẽ coi là tranh chấp thương mại.

Như đã phân tích ở trên, nói chung, khó có thể xác định một tranh chấp liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu có liên quan đến mục tiêu lợi nhuận hay không. Nhưng nếu xét về chức năng của nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh du lịch, đây là phương tiện để phân biệt dịch vụ do thương nhân cung cấp trên thị trường nhằmmục tiêu lợi nhuận. Do đó, luận văn sẽ xét tranh chấp nhãn hiệu như là một tranh chấp thương mại, và các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu cũng sẽ tương tự như phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Các tranh chấp thương mại có tính chất của tranh chấp trong lĩnh vực luật tư - luật điều tiết quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng với nhau và có quyền tự do định đoạt, tự thỏa thuận. Chính vì vậy, tranh chấp nhãn hiệu có thể giải quyết bằng các phương thức của luật tư và chủ thể có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.

Trên thế giới, ngoài các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu thông qua nhà nước, các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu phi nhà nước cũng rất phong phú. Có lẽ Hoa Kỳ là quốc gia xây dựng hệ thống các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án phong phú nhất bởi đây là khởi nguồn của thuật ngữ

Alternative Dispute Resolution (giải quyết tranh chấp ngoài tòa án). Tại Hoa Kỳ, ADR được quan niệm là bất kỳ một cách thức chính thức hay bán chính thức nào (khác với tố tụng tại tòa án) được sử dụng để giải quyết một tranh chấp kinh doanh. Hai loại xét xử ngoài tòa án phổ biến nhất tại Hoa Kỳ là trọng tài và hòa giải, cả hai loại có thể được chia nhỏ thành các biến thể khác nhau:29

Arbitration (Trọng tài): Xét xử trọng tài sử dụng sự can thiệp của bên thứ ba trung lập và tương tự như một phiên tòa không chính thức. Sau khi nghe lập luận của các bên, bên thứ ba đưa ra quyết định rằng các bên tranh chấp có thể đồng ý ràng buộc hoặc không ràng buộc. Khi ràng buộc, quyết định có thể được thi hành bởi một tòa án và được coi là quyết định cuối cùng. Mặc dù trọng tài là người hỗ trợ tích cực và sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng, quá trình phân xử trọng tài vẫn không thể so sánh được với một phiên tòa chính thức do nhiều quy tắc về chứng cứ không được áp dụng

Mediation (Hòa giải):Phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải và trọng tài có một số điểm tương đồng. Một trong những khác biệt chính là bên hòa giải, hoặc bên thứ ba khách quan, không thể buộc các bên đồng ý và không được phép quyết định kết quả của tranh chấp. Hòa giải viên làm việc với các bên để đưa ra giải pháp được thực hiện lẫn nhau và các thỏa thuận thường không ràng buộc. Tòa án có thể yêu cầu hòa giải là bắt buộc, nhưng bản thân quá trình này vẫn là tự nguyện, do đó cho phép các bên từ chối đi đến thỏa thuận. Trong khi hòa giải, các bên duy trì sự kiểm soát đáng kể đối với quá trình này. Hòa giải là hoàn toàn bí mật và, vì nó không ràng buộc, các bên vẫn có quyền theo đuổi kiện tụng theo quy trình hòa giải;

Med-Arb (Hòa giải-Trọng tài): Hình thức ADR này trọng tài sẽ bắt đầu với tư cách là người hòa giải, nhưng, nếu hòa giải thất bại, trọng tài viên sẽ đưa ra quyết định ràng buộc. Med-arb là một hỗn hợp của hòa giải và trọng tài lấy từ lợi ích của hai bên;

Tiểu xét xử (Mini Trial): Đây là một phương pháp ADR độc đáo, vì nó thường xuất hiện sau khi kiện tụng chính thức, trái ngược với trước đây. Tiểu xét xử là một quá trình giải quyết nơicác bên trình bày các lập luận của mình. Vào cuối phiên tiểu xét xử, các đại diện cố gắng giải quyết vấn đề. Nếu các bên không thể giải quyết vấn

đề, một bên thứ ba có thể đóng vai trò trung gian hòa giải hoặc tuyên bố ý kiến không ràng buộc về kết quả có thể xảy ra của vấn đề đang được đưa ra xét xử.

Giải quyết tranh chấp thông qua xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược (Summary Jury Trial): Phương thức giải quyết tranh chấp này tương tự như tiểu xét xử. Tuy nhiên, vụ việc được trình bày trước bồi thẩm đoàn và bồi thẩm đoàn sẽ đưa ra khuyến nghị cho các bên. Ngoài ra, đó là lệnh của tòa án chứ không phải các bên. Sau phiên xét xử, tòa án thường yêu cầu các bên ít nhất phải cố gắng giải quyết trước khi kiện tụng.

Đàm phán (Negotiation): Trong đàm phán, không có bên thứ ba khách quan để hỗ trợ các bên trong cuộc đàm phán, vì vậy các bên làm việc cùng nhau để đi đến thỏa hiệp. Các bên có thể không xuất hiện trực tiếp, mà thay vào đó luật sư sẽ đại diện cho các bên trong cuộc đàm phán.

Có thể thấy các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án tại Hoa Kỳ phong phú hơn các phương thức trong luật thương mại Việt Nam. Luật thương mại 2005 xây dựng ba phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án bao gồm thương lượng, hòa giải và trọng tài30.

Việc phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu sẽ dựa vào các căn cứ sau: có bên thứ ba tham dự vào việc giải quyết tranh chấp hay không; nhà nước có hay không tham dự vào việc giải quyết tranh chấp; căn cứ thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp; bản chất pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp.

Nếu theo căn cứ đầu tiên, thì chỉ có giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là không có sự tham dự của bên thứ ba. Có nghĩa là các bên không cần tới sự giúp đỡ của bên thứ ba để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp khác đều cần thiết có sự tham dự của bên thứ ba và tùy thuộc vào bên thứ ba là ai (nhànước hay phi nhà nước), người ta lại phân loại thành:

- Phương thức có sự tham dự của nhà nước vào việc giải quyết tranh chấp, bao gồm: giải quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước

- Phương thức giải quyết tranh chấp không có sự tham dự của nhà nước, bao gồm: giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, tiểu xét xử, xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược, trọng tài, hòa giải trọng tài, xét xử tư.

Nếu phân loại dựa trên căn cứ thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp chấp mà không kể tới có hay không có sự tham dự của bên thứ ba, các phương thức giải quyết tranh chấp sẽ được chia thành:

- Phương thức giải quyết tranh chấp được thiết lập bởi luật bao gồm giải quyết tranh chấp bằng tòa án và giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước

- Phương thức giải quyết tranh chấp được thiết lập bởi hợp đồng bao gồm tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp còn lại.

Nếu căn cứ vào bản chất pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp, các phương thức giải quyết tranh chấp được chia thành:

- Các phương thức có kết quả giải quyết tranh chấp là phán quyết của bên thứ ba bao gồm giải quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước, giải quyết tranh chấp thông qua tiểu xét xử, giải quyết tranh chấp thông qua xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trọng tài, và giải quyết tranh chấp bằng xét xử tư

- Các phương thức có kết quả giải quyết tranh chấp là hợp đồng bao gồm giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.

Việc phân loại phương thức giải quyết tranh chấp như trên không chỉ có ý nghĩa trong việc thiết lập các quy chế pháp lý liên quan tới từng phân loại mà còn đóng vai trò trong việc xác định các ưu điểm và hạn chế của từng phương thức giải quyết tranh chấp, từ đó giúp các bên trong tranh chấp lựa chọn được phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch tại Việt Nam, trong luận văn tác giả sẽ nghiên cứu theo phân loại phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước và ngoài cơ quan nhà nước.

1.3.5.2. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch bằng cơ quan nhà nước

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng các cơ quan nhà nước là phương thức giải quyết tranh chấp quan trọng và không thể thiếu. Có thể lý giải về sự cần thiết của phương thức giải quyết này như sau: (1) trải qua hơn 40 năm trong thời kỳ kinh tế xã hội chủ nghĩa, tâm lý dựa vào nhà nước của người dân không dễ gì xóa bỏ được; (2) các bên tranh chấp chưa có nhiều thông tin và sự tin tưởng vào phương thức giải quyết tranh chấp ngoài nhà nước; (3) các bên phó mặc giải quyết tranh chấp cho nhà nước vì cho là an toàn nhất; và (4) pháp luật chưa cung cấp được khuôn khổ pháp lý và mô hình pháp lý cho các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài nhà nước. Tổ chức SHTT thế giới đã khẳng định để thiết lập một hệ thống toàn diện và chi tiết nhằm bảo vệ quyền SHTT và phổ biến các thông tin liên quan, không thể không hỗ trợ cho các chủ sở hữu quyền thi hành các quyền của mình một cách hiệu quả trong một thế giới mà việc mở rộng công nghệ đã tạo điều kiện cho việc vi phạm các quyền được bảo hộ tới mức độ chưa từng có tiền lệ cho tới nay. Vì vậy, trong bối cảnh yếu tố quốc tế của SHTT ngày càng trở nên mạnh mẽ và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, việc xây dựng được mục tiêu, nguyên tắc giải quyết tranh chấp là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ thi hành được các quyền của mình trên thực tế.

Bên cạnh đó, cũng cần xét về việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch của các cơ quan hành chính, bởi tranh chấp nhãn hiệu cốt lõi là tranh chấp liên quan tới quyền loại trừ của luật tư. Tuy nhiên, khác với các tài sản vô hình thông thường, đối tượng của quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng chủ yếu tồn tại dưới dạng thông tin. Chính vì vậy, chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị cóp nhặt, sao chép vả vật chất hóa hàng loạt. Ở một số khía cạnh nhất định và trong một số trường hợp nhất định, hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể coi là vi phạm luật công, nhất là luật hành chính. Cụ thể, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu gây ra những hậu quả sau:

- Gây suy giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời đánh mất niềm tin của khách du lịch đối với dịch vụ mà chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp.

- Gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ có chất lượng không đúng như kỳ vọng trong khi vẫn phải trả khoản chi phí tương đương với dịch vụ đúng nhãn hiệu. Ví dụ như ở một khách sạn trùng tên với khách sạn nổi tiếng, phải trả một

mức giá cao nhưng mức dịch vụ lại không tương xứng. Hoặc một doanh nghiệp lữ hành có nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của một doanh nghiệp nổi tiếng để lừa dối người tiêu dùng, bán các tour không chất lượng hoặc thậm chí lừa đảo, cầm tiền và biến mất,…Điều này gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của khách du lịch, xâm phạm thương mại công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Nói cách khác, xâm phạm nhãn hiệu còn là hành vi xâm phạm trật tự, lợi ích công cộng đang được Nhà nước bảo vệ.

- Cản trở sự phát triển của ngành kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của các doanh nghiệp trong ngành du lịch sẽ tạo ấn tượng xấu về du lịch Việt Nam trong mắt khách du lịch trong nước và cả quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu du lịch Việt Nam mà chúng ta đã xây dựng bao năm nay.

Như vậy, ngoài việc xâm phạm quyền lợi tư, vi phạm quyền đối với nhãn hiệu cũng ảnh hưởng quyền lợi công. Do đó, nhà nước cần có sự can thiệp sâu hơn trong việc xử lý các vi phạm này để bảo vệ quyền lợi công. Từ đó, các biện pháp hành chính, biện pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền nhãn hiệu nói riêng đã được thiết lập. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước không chỉ bảo vệ quyền lợi của người thứ ba và lợi ích chung của xã hội mà thông qua đó còn gián tiếp bảo vệ quyền nhãn hiệu của chủ sở hữu.

Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn được đặt ra bởi Hiệp định TRIPS (WTO Agreement on Trade - Related Aspects of Intellectual Property Rights - Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Các tiêu chuẩn tối thiểu là định trong Hiệp định này nhằm bảo đảm mỗi thành viên có hệ thống quy định về SHTT đầy đủ, hiệu quả. Các tiêu chuẩn này có tính áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên của WTO. Theo các quy định tại Hiệp định TRIPS, các thành viên phải bảo đảm rằng các thủ tục thực thi quyền phải được quy định trong luật quốc gia của mình để tạo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT, trong đó có những biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vị xâm phạm và những biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Các thủ tục đó phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt

động thương mại hợp pháp và nhằm quy định các biện pháp bảo đảm cho các thủ tục đó không bị lạm dụng.

Hiệp định TRIPS cũng quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với việc sử dụng các biện pháp dân sự và hành chính trong việc thực thi quyền SHTT mà các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ31. Thêm vào đó, các quốc gia thành viên WTO cũng có nghĩa vụ xây dựng các quy định liên quan đến SHTT trong luật hình sự và tố tụng hình sự, trong các trường hợp như cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại.

Từ đó có thể thấy, việc áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch bằng cơ quan nhà nước là cần thiết, phù hợp với yêu cầu đặt ra của thực tế cũng như tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Phương thức giải quyết tranh chấp này có thể tại Tòa án hoặc ngoài Tòa án (biện pháp hành chính).

Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước, chủ thể giải quyết tranh chấp trong là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc vào tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, việc trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhãn hiệu cho cơ quan hành chính ở từng nước có khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung giữa các quốc gia là quyết định của các cơ quan này chỉ mang tính chất là các quyết định hành chính mặc dù công chức hành chính trong lĩnh vực này có phần nào chức năng xét xử. Trình tự, thủ tục của việc giải quyết tranh chấp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 30 - 44)