2.3.3.1. Chế định pháp luật về tranh chấp nhãn hiệu và các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch chưa đầy đủ
Như đã phân tích ở trên, các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch bằng các cơ quan nhà nước đã được pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ theo các khuyến nghị của các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, chưa có một khái niệm cụ thể nào được đưa ra về tranh chấp nhãn hiệu, cũng như giải quyết tranh chấp bằng các phương thức ngoài các cơ quan nhà nước bị pháp luật bỏ ngỏ khá nhiều khiến doanh nghiệp du lịch khá lúng túng trong việc tiếp cận. Chính vì vậy, việc hoàn thiện, xây dựng đầy đủ chế định pháp luật tranh chấp nhãn hiệu là vô cùng quan trọng.
Để có thể luật định hóa các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngoài các cơ quan nhà nước trong pháp luật một cách hợp lý, cần phải xác định rõ các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu nói riêng; đề ra các nguyên tắc về trình tự thủ tục giải quyết để bào đảm sự công bằng và hiệu quả; xác định sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước đối với các phương thức này.
2.3.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
Như đã phân tích ở trên, chưa có sự thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp, Luật SHTT và Luật Du lịch trong việc bảo vệ quyền SHCN với nhãn hiệu. Luật Doanh nghiệp và Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định, tên riêng của doanh nghiệp bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, nếu giống từng từ trong cả tên thì mới bị xem là tên trùng hay tên gây nhầm lẫn. Trong khi đó, với một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần giấy phép con để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh như ngành du lịch, Luật Du lịch cũng không có quy định quản lý về việc hai doanh nghiệp có tên tương tự nhau, miễn hai doanh nghiệp đó không trùng tên thì vẫn được cấp phép kinh doanh hoạt động lữ hành. Do đó, việc quản lý tên doanh nghiệp du lịch còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ, dễ tạo kẽ hở để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Với hoạt động giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật cũng đang thiếu tính thống nhất, mẫu thuẫn, chồng chéo, khó tiếp cận, chẳng hạn như trên đã phân tích việc ban hành Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008 là một minh chứng rõ nét nhất cho sự xung đột giữa các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhãn hiệu của các cơ quan nhà nước có thầm quyền. Xét về mặt tổng thể, các quy định về tranh chấp nhãn hiệu và phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu đã tồn tại trong các hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, các quy định về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu còn nằm rải rác ở các đạo luật khác nhau. Đặc thù của giải quyết tranh chấp nhãn hiệu cũng chưa được làm sáng tỏ để có thể đòi hỏi quy định những phương thức riêng rē. Chính vì vậy, các quy định trong những đạo luật khác nhau nếu mẫu thuẫn hoặc thiếu sót sẽ gây khó khăn cho việc thi hành pháp luật. Do đó, cũng cần phải quan tâm
đến tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu.
2.3.3.3. Chưa chú trọng phát triển các quy định về phương thức giải quyết tranh chấp
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chỉ tập trung quy định về các biện pháp bào vệ quyền trong khi không quy định rõ ràng, cụ thể và đầy đủ các phương thức giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu, đặc biệt là các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài các cơ quan nhà nước, cũng như chưa xây dựng quy định cụ thể về phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng thương lượng, hòa giải và các phương thức giải quyết tranh chấp khác mặc dù nhiều đạo luật đã để cập tới các phương thức này. Đồng thời, các biện pháp hành chính trong việc hoạt động bảo vệ quyền được nhấn mạnh quá mức cần thiết và có phần lấn át các biện pháp khác. Điều này dẫn tới hệ quả: để phù hợp với khả năng và điều kiện tham gia cũng như lợi ích đạt được, doanh nghiệp du lịch chủ yếu lựa chọn biện pháp hành chính để giải quyết tranh chấp nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng các cơ quan hành chính tổn tại khá nhiều bất cập do phương thức giải quyết này không phù hợp với chức năng của cơ quan hành chính, các chế tài không đầy đủ đồng thời các biện pháp hành chính mang tính áp đặt, các bên không có nhiều cơ hội bảo vệ quyền lợi của minh trong một phán xét công bằng, trình tự và thủ tục không bảo đảm.
2.3.3.4. Nhận thức về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp du lịch còn thấp
Nhìn chung, các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam hầu hết đều ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chưa có nhận thức đúng đắn về việc bảo hộ quyền SHTT đối với thương hiệu của mình. Rất ít các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình ngay khi thành lập doanh nghiệp. Không chỉ có việc đăng ký nhãn hiệu, ít doanh nghiệp cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký tên miền. Tại Tọa đàm Ngày Du lịch trực tuyến 2019, ông Trần Minh Tân – Giám đốc Trung tâm Internet Việt nam đã đưa ra số liệu về tình hình sử dụng tên miền quốc gia trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam. Trên tổng số 481.428 tên miền quốc gia “.VN” đã đăng ký sử dụng, chỉ có 760 tên miền được sử dụng trong ngành du lịch trong khi hơn 40.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong ngành nghề này. Con số phần nào phản ảnh sự “chủ quan” trong
việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu du lịch của các doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến. Tuy con số 760 tên miền quốc gia “.VN” được sử dụng trong ngành du lịch (được rà soát theo các cụm từ liên quan đến ngành du lịch) chưa thể phản ánh hết về xu hướng và hiện trạng hoạt động của du lịch trực tuyến tại Việt Nam nhưng cũng phần nào cho thấy việc nhận thức về xây dựng và bảo hộ thương hiệu Việt còn chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, văn hóa pháp lý của các doanh nghiệp lữ hành chưa phát triển phù hợp với tiến trình xây dựng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, gây nên sự lúng túng, thiếu chính xác khi lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu. Ngày nay, hoạt động kinh doanh chỉ có thể phát triển được trong một môi trường pháp lý lành mạnh và văn hóa kinh doanh thích hợp. Việc thiếu hiểu biết có thể dẫn đến những mâu thuẫn lâu dài, đổ vỡ quan hệ làm ăn trong tranh chấp. Các doanh nghiệp cần tính toán, cần nhắc lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp dể tránh gây ra những hệ lụy không cần thiết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tranh chấp về nhãn hiệu trong du lịch hiện nay chủ yếu là các tranh chấp về tên gọi, với các chủ thể tranh chấp là doanh nghiệp. Việc số lượng các tranh chấp về nhãn hiệu trong ngành du lịch xuất hiện nhiều là do nhận thức của doanh nghiệp trong ngành về sở hữu trí tuệ chưa cao, các doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu của mình. Phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch chủ yếu là biện pháp hành chính, do các doanh nghiệp ngại khi sử dụng biện pháp dân sự sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu mình cũng như ngại thủ tục rườm rà, mất thời gian,...
Trên thực tế, mặc dù tồn tại rất nhiều các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch nhưng mỗi biện pháp đều có ưu điểm nhược điểm riêng. Các phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước là cần thiết vì nhãn hiệu là tài sản vô hình nên nguy cơ bị xâm phạm lớn hơn nhiều so với tài sản thông thường, gây phương hại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong ngành du lịch thiệt hại này càng nghiêm trọng. Tuy nhiên các biện pháp dân sự thường có thủ tục rườm rà,
mất thời gian, khả năng gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp lớn, các biện pháp hành chính thì chưa có tính răn đe. Trong khi đó, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài cơ quan nhà nước phong phú và linh động hơn do dựa trên tự do ý chí và quyền tự định đoạt của đương sự, giảm chi phí, thời gian và công sức của các bên tranh chấp, tuy nhiên quy định của pháp luật về các phương thức này còn chưa rõ ràng. Do đó, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, xuất hiện nhiều vướng mắc liên quan đến việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp mà doanh nghiệp trong ngành du lịch phải đối diện xuất phát từ các bất cập nói trên.
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC GIẢI