Đánh giá thực trạng tranhchấp và giải quyết tranhchấp nhãn hiệu trong du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 66 - 68)

trong du lịch

2.3.1. Mặt tích cực

Trong thời gian qua, hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự ở nước ta đã dần được cải thiện. Theo số liệu thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1-7-2006 đến 30-9-2016, các tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 182 vụ án dân sự liên quan đến các tranh chấp về sở hữu trí tuệ (trong đó có 158 vụ tranh chấp về quyền tác giả, 10 vụ tranh chấp về quyền SHCN), đã giải quyết 174 vụ; giải quyết 200/235 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Với những ưu thế về thời gian, thủ tục và chi phí, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính hiện vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong giai đoạn 2012 - 2015, thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với 386 tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, phạt tiền đối với 384 trường hợp với tổng số tiền phạt trên 9 tỷ đồng. Thanh tra ngành khoa học và công nghệ đã xử lý 473 vụ, việc xâm phạm quyền SHCN, trong đó phạt cảnh cáo: 66 vụ, việc, phạt tiền: 264 vụ, việc với số tiền xử phạt gần 6 tỷ đồng.

Năm 2018, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp vào Cục SHTT Việt Nam năm 2018 là 46.369 đơn nhãn hiệu quốc gia và 8.785 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế qua Hệ thống Madrid. Trong đó, Cục SHTT Việt Nam đã cấp 18.562 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chấp nhận bảo hộ 5.461 nhãn hiệu đăng ký quốc tế qua Hệ thống Madrid. Trong số các đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp cho Cục SHTT, có 1579 đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm dịch vụ du lịch, tăng 7% so với số liệu năm 2017.48

Cũng trong năm 2018, Cục SHTT đã nhận được 763 đơn khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ và 311 đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Cục SHTT đã giải quyết được 819 đơn khiếu nại, trong đó, chấp nhận lý do khiếu nại bảo hộ cho 273 đơn nhãn hiệu quốc gia, 252 đơn nhãn hiệu quốc tế; không chấp nhận lý do khiếu nại của 98 đơn nhãn hiệu quốc gia và 87 đơn nhãn hiệu quốc tế; không thụ lý 101 đơn khiếu nại. Cục Sở hữu trí tuệ đã giải quyết được 40 đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực, trong đó: chấp nhận hủy bỏ hiệu lực 26 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; không chấp nhận hủy bỏ hiệu lực 06 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; không thụ lý đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực 04 Văn bằng bảo hộ. Cục Sở hữu trí tuệ đã giải quyết được 207 đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực, trong đó: chấp nhận chấm dứt hiệu lực 146 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; chấp nhận chấm dứt hiệu lực 31 đăng ký nhãn hiệu quốc tế; không chấp nhận chấm dứt hiệu lực 02 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; không thụ lý 28 đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực. Số lượng đơn khiếu nại tăng so với các năm trước. Điều đó cho thấy nhận thức của người nộp đơn cũng ngày

được nâng cao, cũng như cơ chế xét nghiệm, giải quyết khiếu nại của Cục SHTT cũng đang dần cải thiện và đạt được hiệu quả nhất định. 49

Số lượng các vụ việc tranh chấp liên quan đến sử dụng nhãn hiệu được giải quyết bằng phương thức hành chính thông qua cơ quan thực thi quyền SHTT là rất lớn, nhất là những vụ việc xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước và lợi ích của xã hội như sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Theo Thống kê của Cục SHTT, riêng Sở Khoa học Công nghệ các tinh, thành phố đã xử lý hàng ngàn vụ việc xâm phạm nhãn hiệu mỗi năm, cụ thể là: (1) năm 2012: 1.016 vụ (tổng số tiền phạt: 3.418.884.000 đồng), (2) năm 2013: 2.147 vụ (tổng số tiền phạt: 18.422.475.000 đồng), (3) năm 2014: 1.082 vụ (tổng số tiền phạt: 15.233.701.000 đồng), (4) năm 2015: 1.450 vụ (tổng số tiền phạt: 12.426.159.000 đồng), (5) năm 2016: 1.927 vụ (tổng số tiền phạt: 14.749.636.000 đồng). Các chể tài được áp dụng chủ yếu là phạt hành chính, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)