3.2.2.1. Khuyến khích sự chủ động của doanh nghiệp du lịch trong việc bảo hộ nhãn hiệu
Thực trạng vi phạm nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch xảy ra ngày càng nhiều hiện nay một phần đến từ nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch thường chỉ quan tâm đến việc phát triển các chương trình du lịch, tìm kiếm đối tác, phát triển đại lý, nghiên cứu thị trường khách mà chưa để tâm vấn đề về quy định bảo vệ thương hiệu của mình. Trong khi đó, tài sản SHTT liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp du lịch, là lý do chủ yếu mà khách hàng lựa chọn dịch vụ của một công ty. Do đó, doanh nghiệp du lịch cần chủ động hơn trong việcbảo vệ nhãn hiệu cũng như hoạt động kinh doanh của mình. Ngay từ khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp du lịch cần chủ động và tích cực hơn trong việc đăng ký xác lập quyền SHCN với nhãn hiệu của mình vàtìm hiểu kĩ các quy định liên quan về sở hữu trí tuệ để có thể chủ động trong việc bảo vệ thương hiệu của mình, đảm bảo thông tin nhất quán đến người tiêu dùngcũng như chọn được phương pháp giải quyết tranh chấp hiệu
quả khi xảy ra vi phạm để vừa bảo vệ được thương hiệu của mình cũng như giữ được các mối làm ăn. Giải pháp phòng vệ tốt nhất cho doanh nghiệp du lịch hiện nay vẫn là đăng ký SHTT, đồng thời nên mua lại các tên miền liên quan đến tên doanh nghiệp mình. Đã có trường hợp doanh nghiệpdu lịch mua gần 20 tên miền cho tên của mình và đó là một phòng vệ tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá tác động và xác định các yếu tố liên quan đến SHTT trong chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, ý thức đầu tư tạo ra tài sản trí tuệ và khả năng khai thác tài sản trí tuệ.
3.2.2.2. Tăng cường hoạt động thông tin về sở hữu trí tuệ đến các doanh nghiệp du lịch
Hiện nay, nhận thức về việc sử dụng quyền SHTT làm công cụ phát triển kinh doanh còn hạn chế, do vậy các tổ chức, doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng chính sách SHTT hay quản lý tài sản trí tuệ; thiếu hụt về nguồn nhân lực có chuyên môn về SHTT, thiếu nguồn kinh phí hoạt động.Việc tăng cường hoạt động thông tin về sở hữu trí tuệ đến các doanh nghiệp du lịch cần phải được thực hiện bởi cả các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch.
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước,cần tích cực kết hợp với Hiệp hội Du lịch thông tin về những quy định, cập nhật các thay đổi trong pháp luật trên các trang thông tin chính thức hoặc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giải quyết vướng mắc cho DN; xây dựng, cung cấp các công cụ và dịch vụ thông tin SHTT cho doanh nghiệp; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền để nâng cao ý thức pháp luật và hiểu biết pháp luật của DN, giúp các chủ thể quyền có thể chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng như tôn trọng quyền SHTT của doanh nghiệp khác.
Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp du lịch cũng cần đẩy mạnh việc tìm hiểu thông tin về SHTT, cập nhật các văn bản pháp luật mới trên các trang thông tin chính thức để chủ động áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Với các doanh nghiệp lữ hành, trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh cần chủ động tìm kiếm thông tin trên công thông tin đăng ký doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ cũng như website quản lý các doanh nghiệp lữ hành www.quanlyluhanh.vnđể không đặt tên gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các doanh nghiệp lữ hành đã có sẵn.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường năng lực nghiên cứu pháp luật về SHTT là để giúp cho việc xây
dựng một hệ thống pháp luật tốt bao gồm cả các quy định thành văn, việc sử dụng các loại nguồn thích hợp và thi hành, áp dụng pháp luật đúng đắn, bảo đảm công lý. Hoạt động nghiên cứu này không chỉ nên diễn ra ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức nghiên cứu mà còn ở chính doanh nghiệp, đối tượng trực tiếp chịu sự quản lý của pháp luật.