Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranhchấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 87 - 93)

3.2.3.1. Nâng cao nghiệp vụ chocán bộ tòa án về lĩnh vực SHTT

Vai trò cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các tranh chấp nhãn hiệu được tăng cường, phát huy hay không phụ thuộc phần lớn vào yếu tổ con người. Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp đã và đang đặt ra yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo có hệ thống để bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký, Thầm tra viên tại Tòa án. Trong Tọa đàm nhằm nâng cao năng lực giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT do Tòa án nhân dân tối cao và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 22- 23/09/2016, TS. Lê Ngọc Lâm Phó Cục trưởng Cục SHTT đã phân tích: Đối với tranh chấp nhãn hiệu liên quan tới quá trình xác lập quyển, các vụ việc được thụ lý tại Tòa án thường xuất phát từ việc chủ đơn, chủ văn bằng bảo hộ, người yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không đồng ý với quyết định của Cục SHTT. Khi đó, dựa vào chứng cứ của các bên, Tòa án một lần nữa sẽ phải xem xét lại các bằng chứng, lập luận, đánh giá lại các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu để đưa ra kết luận (tương tự như công việc thẩm định lại về nội dung đối với đơn đăng ký SHCN). Việc này đòi hỏi Thầm phán phải có kiến thức chuyên sâu về SHCN đồng thời phải nắm vững quy trình xử lý đơn cũng như nguyên tắc đánh giá các điều kiện bảo hộ. Trong khi đó, việc đánh giá điều kiện bảo hộ của các đối tượng SHCN không đơn thuần như tính toán bằng công thức trong khoa học tự nhiên mà cần phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhất định, kể cả hiểu rõ thực tế thẩm định hiện đang áp dụng (áp dụng tương tự như tiền lệ).

Đối với các vụ việc tranh chấp trong quá trình thực thi quyền SHTT, cơ sở để kết luận có hay không có hành vi xâm phạm quyền cũng phải dựa vào kết quả đánh giá mức độ tương tự, khả năng gây nhầm lẫn giữa đối tượng bị nghi ngờ xâm phạm và đối

tượng được bảo hộ. Công việc này cũng tương tự như việc đánh giá các điều kiện bảo hộ của các đối tượng SHCN trong giai đoạn xác lập quyền

Như chúng ta đã biết, với tính đa dạng của đối tượng SHTT, tính phức tạp của các loại tranh chấp quyền SHTT, nhưng Tòa án các cấp không có Thẩm phán được đào tạo chuyên biệt về SHTT, việc Thẩm phán được phân công giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này hoàn toàn do ngẫu nhiên; cùng tranh chấp quyền SHTT, căn cứ vào mục đích của các bên tranh chấp là có lợi nhuận hay không có lợi nhuận để phân biệt tranh chấp dân sự (Tòa Dân sự giải quyết) và tranh chấp kinh doanh – thương mại (Tòa Kinh tế giải quyết). Đồng thời, tranh chấp quyền SHTT giải quyết tại Tòa án các cấp còn rất ít so với các loại tranh chấp dân sự thông thường; dẫn đến “sự va chạm” đối với các tranh chấp SHTT không thường xuyên. Tâm lý của các Thẩm phán trực tiếp được phân công giải quyết tranh chấp quyền SHTT rất e ngại. Do không có chuyên môn nghiệp vụ sâu nên trong phần nhận định của các bản án của Thẩm phán xét xử thường không nêu được các căn cứ vững chắc để đánh giá hành vi xâm phạm quyền SHTT; các quyết định của Tòa án các cấp giải quyết trong cùng một vụ án nhiều khi trái ngược nhau.

Để nâng cao năng lực cho các bộ Tòa án và Thẩm phán giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT, có rất nhiều giải pháp đã được nêu ra như: phải có Thẩm phán chuyên biệt xét xử các tranh chấp về quyền SHTT, phải thành lập một Tòa chuyên trách xét xử về quyền SHTT, phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về SHTT cho cán bộ Tòa án và Thẩm phán; phải thường xuyên tổng kết công tác xét xử, đúc rút kinh nghiệm xét xử các tranh chấp về quyền SHTT; tổ chức thêm nhiều buổi hội thảo, tọa đàm trong nước và Quốc tế cho cán bộ Tòa án và Thẩm phán tham dự. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với các giải pháp nêu trên; song hiện nay, sống lượng các vụ án tranh chấp quyền SHTT giải quyết tại Tòa án còn ít so với tranh chấp dân sự, nên việc xây dựng một đội ngũ Thẩm phán chuyên biệt về SHTT hay thành lập Tòa chuyên trách về SHTT là không có tính khả thi. Do đó, trước hết Tòa án cần thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho Thẩm phán về lĩnh vực SHTT và đề cao trách nhiệm độc lập xét xử của Thẩm phán.

Như vậy, để hạn chế dần thực trạng phán quyết của Tòa án phụ thuộc quá nhiều vào kết luận giám định, ý kiến chuyên môn của Cục SHTT, việc đào tạo nguồn nhân

lực Tòa án cần được đặc biệt chú trọng. Ngoài việc đào tạo nhuần nhuyễn về mặt lý thuyết, Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên phải thâm nhập thực tế tại cơ quan xác lập quyền, cơ quan giám định để hiểu rõ hơn về công tác đánh giá khả năng bảo hộ cũng như đánh giá hành vi xâm phạm quyền. Ngoài ra, cần xây dựng các phiên tòa mẫu, tổng kết công tác xét xử liên quan tới tranh chấp SHTT, công bố các quyết định, bản ản về SHTT nhằm giúp cho Tòa án nhân dân các cấp áp dụng thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng của việc ra phân quyết, rút kinh nghiệm trong việc khai thác và đánh giá chứng cứ đồng thời giúp cho cộng đồng tiếp cận được kết quả giải quyết vụ việc để phòng ngừa xâm phạm cũng như hiểu được các quy định về bảo vệ quyền SHTT.

Có rất nhiều giải pháp đã được nêu ra như phải có Thẩm phán chuyên biệt xét xử các tranh chấp về quyền SHTT, phải thành lập một Tòa chuyên trách xét xử về quyền SHTT, phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về SHTT cho cán bộ Tòa án và Thẩm phán; phải thường xuyên tổng kết công tác xét xử, đúc rút kinh nghiệm xét xử các tranh chấp về quyền SHTT; tổ chức thêm nhiều buổi hội thảo, tọa đàm trong nước và Quốc tế cho cán bộ Tòa án và Thẩm phán tham dự. Tuy nhiên xét trên thực tế ngành tòa án Việt Nam hiện nay, số lượng các vụ án tranh chấp quyền SHTT giải quyết tại Tòa án còn ít so với tranh chấp dân sự, nên việc xây dựng một đội ngũ Thẩm phán chuyên biệt về SHTT hay thành lập Tòa chuyên trách về SHTT là không có tính khả thi. Do đó, trước hết Tòa án cần thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho Thẩm phán về lĩnh vực SHTT và đề cao trách nhiệm độc lập xét xử của Thẩm phán.

3.2.3.2. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan xác lập và thực thi quyền SHTT

Như đã đề cập ở Chương II, xâm phạm quyền SHTT hiện nay ngày càng trở nên tinh vi hơn, thực hiện với nhiều loại đối tượng SHTT, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và ở nhiều địa bàn, sự phối hợp giữa các cơ quan xác lập và thực thi quyền SHTT cần phải được tăng cường.Hơn nữa, ở nước ta, nhận thức hạn chế của cộng đồng về bảo vệ tài sản trí tuệ, năng lực còn hạn chế của các cơ quan thực thi quyền SHTT và sự phối hợp chưa thực sự hiệu quả giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT là ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực thi quyền SHTT kém hiệu quả. Do đó, thiết lập và vận hành một

cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT là một trong những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT ở nước ta.

Do đó, xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp tối ưu, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu nhãn hiệu và người tiêu dùng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu trong du lịch. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng chúng ta không chỉ phải thiết lập các phương án xử lý khi tranh chấp đã xảy ra mà còn phải hạn chế, triệt tiêu các nguyên nhân dẫn tới tranh chấp. Tác giả cho rằng cần thiết lập, công khai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký nhãn hiệu để DN có thể tiếp cận và cân nhắc khi thiết kế nhãn hiệu, tránh được hậu quả đáng tiếc khi vô ý đăng ký, sử dụng nhãn hiệu đã được nộp đơn trước. Đồng thời, đối với bản thân các cán bộ làm việc tại các cơ quan xác lập quyền cũng được cung cấp nguồn thông tin đầy đủ để đưa ra kết luận chính xác về khả năng bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn yêu cầu đăng ký. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT, cần xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT cho từng giai đoạn và từng năm với những mục tiêu rõ ràng, cụ thể; tiến hành phối hợp một cách toàn diện như: xây dựng chính sách, văn bản pháp luật về thực thi quyền SHTT; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quyền SHTT; đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ của các cơ quan thực thi quyền SHTT;thiết lập một cơ chế phối hợp đồng bộ ở cả trung ương và địa phương; phối hợp theo cả chiều dọc và chiều ngang; thành lập các đoàn liên ngành để thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm quyền SHTT ở một số địa bàn, khu vực theo kế hoạch đã xác định; trong quá trình thực thi quyền SHTT, khi nhận được yêu cầu xử lý vụ việc không thuộc thẩm quyền, các cơ quan cần có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền, không yêu cầu người nộp đơn phải thực hiện thủ tục từ đầu. Ngoài ra, để tranh chấp nhãn hiệu nói riêng và tranh chấp về SHTT nói chung được giải quyết nhanh gọn, hiệu quả, cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan chuyên môn về SHTT không chi trong việc trao đổi, cung cấp ý kiến khi xử lý vụ việc cụ thể mà còn trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực lâu dài cho ngành Tòa án.

3.2.3.3. Tăng cường các chế tài xử phạt với các hành vi vi phạm

Các biện pháp xử lý hình sự với hành vi xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo hộ cũng cần được quy định rõ ràng hơn để xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền

SHCN đối với nhãn hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự. Theo Điều 171 Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2009) quy định cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi cá nhân cố ý xâm phạm nhãn hiệu ở quy mô thương mại mà không có bất kỳ hướng dẫn nào về việc xác định quy mô thương mại. Có thể thấy căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành thì không thể xác định được trường hợp nào một hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải bị xử lý hình sự mà không phải là xử lý hành chính. Điều này dẫn đến hiệu quả trừng phạt, răn đe của pháp luật không cao, người thực hiện hành vi xâm phạm trong những trường hợp nghiêm trọng đáng ra phải xử lý hình sự vẫn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Để đảm bảo tính thống nhất giữa pháp luật hình sự và pháp luật hành chính, cần phải sửa đổi Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ- CP, theo đó, căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu bị xử phạt vi phạm hành chính thay vì chỉ dựa vào giá trị hàng hoá, dịch vụ vi phạm thì có thể dựa vào khoản thu lợi bất chính hoặc số tiền gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu và ranh giới để xác định một hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự xác định theo giá trị hàng hoá, dịch vụ vi phạm hoặc khoản thu lợi bất chính hoặc số tiền gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu là khoản tiền tối thiểu theo quy định của Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đề nghị bổ sung vào Điều 226 căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu liên quan đến tem, nhãn giả mạo, đồng thời quy định rõ trong Điều 13 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngưỡng cao nhất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu liên quan đến tem, nhãn giả mạo (vượt ngưỡng đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

Bên cạnh đó, Điều 17 Nghị định 43/2010 về đăng ký kinh doanh có quy định về đặt tên doanh nghiệp khá rõ ràng. Thế nhưng trên thực tế, không bao giờ doanh nghiệp bị vi phạm quyền SHCN đạt được mục đích là yêu cầu doanh nghiệp có tên vi phạm phải đổi tên. Cụ thể, theo Nghị định 43, kể từ ngày ra thông báo mà doanh nghiệp vi phạm không đổi tên theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong tất cả nghị định, thông tư về sở hữu trí tuệ không có quy định buộc chủ thể vi phạm phải đổi tên doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp trong ngành du lịch đặt tên vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của DN khác cùng lắm chỉ bị phạt hành chính. Nếu vậy thì

khó tạo sức răn đe bởi mức phạt hành chính hiện nay rất ít so với nguồn lợi bất chính thu về. Chính vì vậy trong lĩnh vực SHTT liên quan đến đặt tên doanh nghiệp cần có quy định cho phép cơ quan xử lý vi phạm hành chính có quyền tước giấy phép kinh doanh của đối tượng vi phạm khi đối tượng này đã bị xử phạt hành chính lần đầu về hành vi sử dụng nhãn hiệu, sau đó vẫn không chịu đổi tên. Đồng thời, trong lĩnh vực du lịch cũng nên có các chế tài xử lý, tước giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành với các doanh nghiệp cố tình đặt tên gây nhầm lẫn với thương hiệu của một doanh nghiệp khác để lừa dối khác du lịch, cũng như có các chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

3.2.3.4. Nâng cao hiệu quả của hoạt động trung gian, hòa giải trong giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu

Hoạt động trung gian, hòa giải trong giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu là một trong những phương thức giải quyết rất phù hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch. Một thương hiệu uy tín, không vướng đến rắc rối về pháp lý là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng khi lựa chọn dịch vụ. Hoạt động trung gian, hòa giải hiệu quả sẽ giúp giải quyết vi phạm hiệu quả mà không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay, như chương II đã phân tích, cơ chế giải quyết tranh chấp qua trung gian hòa giải, trọng tài chưa được phát huy trong các tranh chấp về nhãn hiệu trong du lịch.

Điều này dẫn tới hệ quả: để phù hợp với khả năng và điều kiện tham gia cũng như lợi ích đạt được, doanh nghiệpdu lịch chủ yếu lựa chọn biện pháp hành chính để giải quyết tranh chấp nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng các cơ quan hành chính tổn tại khá nhiều bất cập do phương thức giải quyết này không phù hợp với chức năng của cơ quan hành chính, các chế tài không đầy đủ đồng thời các biện pháp hành chính mang tính áp đặt, các bên không có nhiều cơ hội bảo vệ quyền lợi của minh trong một phán xét công bằng, trình tự và thủ tục không bảo đảm. Phạm vi xử lý các hành vi vi phạm hạn hẹp, vừa làm gia tăng biên chế, tạo gánh nặng cho chi tiêu ngân sách nhà nước và dễ dẫn tới tiêu cực. Do đó, việc tăng cường các phương thức giải quyết tranh chấp khác rất cần thiết. Cần hiểu rằng không ai có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 87 - 93)