Tranhchấp nhãn hiệu giữa các công ty du lịch giải quyết bằng biện pháp hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 58 - 63)

pháp hành chính

2.2.1.1. Vụ Nguyên đơn – Công ty Cổ phần Fiditour khởi kiện bị đơn – Công ty Cổ phần Lữ hành Fiditour, tranh chấp trong quá trình góp vốn, chuyển giao nhãn hiệu

Công ty cổ phần Fiditour (Công ty A) tiền thân là Công ty Thương mại dịch vụ du lịch Tân Định Tp. Hồ Chí Minh, hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế. Qua 30 năm xây dựng và phát triển (1989 - 2019), hiện nguồn ngân sách nhà nước tại Công ty A là 19,64% do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Saigontourist) làm chủ đại diện. Công ty này đã đăng ký nhãn hiệu cho nội dung: Fiditour – Chất lượng tiên phong cùng các hình ảnh, tài liệu có liên quan, trong đó có thể kể đến logo Fiditour và tên giao dịch Fiditour với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số VN – 0148179.

Ngày 7/3/2019, Hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty A, do ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã thông qua việc góp vốn thành lập Công ty Cổ

phần Lữ hành Fiditour tại Nghị quyết 05/NQ.HĐQT.FIDI chuyển toàn bộ tài sản của Công ty A sang Công ty cổ phần Lữ hành Fiditour (Công ty B).Công ty B được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN số 0315532382, cấp lần đầu ngày 28/02/2019, là DN do ông Nguyễn Việt Hùng làm Chủ tịch HĐQT làm cổ đông sáng lập. Tuy nhiên bên bản họp Hội đồng quản trị này đã được Bà Nguyễn Thị Hoa – Chủ tịch HĐQT mới của Công ty A và Ông Nguyễn Đặng Quang Vinh – Tổng giám đốc đương nhiệm của Công ty A. Trong Nghị quyết số 05/NQ.HĐQT.FIDI của Công ty A ngày 07/3/2019 về việc góp vốn thành lập Công ty B, HĐQT thống nhất góp vốn 20% tương ứng 7.000.000 đồng vào vốn điều lệ tại Công ty B. Trong số tài sản góp vốn bao gồm tài sản vô hình là “Lợi thế thương mại của thương hiệu Fiditour gồm logo Fiditour, tên giao dịch Fiditour, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số VN – 0148179 và hồ sơ gia hạn nhãn hiệu nay cùng các hình ảnh, tài liệu có liên quan; tên miền website www.fiditour.com và các tên miền website hiện hữu, các kênh mạng xã hội thuộc hoạt động lữ hành hiện hữu, địa chỉ email có đuôi @fiditour.com, @fiditour.vn, tổng đài, các số điện thoại cố định, fax; Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế,….Việc thẩm định giá do Công ty A thuê 2 Công ty thẩm định và chọn công ty có mức thẩm định cao hơn.

Ngày 18/4/2019, Đại hội đồng cổ đông đã ra Nghị quyết số 01/NQĐHĐCĐ.FIDI.2019 bãi nhiệm ông Nguyễn Việt Hùng và các thành viên Hội đồng quản trị cũ, đồng thời hủy việc góp vốn của Công ty cổ phần Fiditour về việc thành lập Công ty cổ phần Lữ hành Fiditour dưới mọi hình thức, đồng thời làm đơn kiến nghị xin lấy lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số 79-185/2014/TCDL- GPKDLHQT cấp ngày 18/12/2014.

Ngày 24/4/2019 Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên là DN Nhà nước, hiện đang là cổ đông nắm giữ 19,64% vốn điều lệ Công ty A cũng đã ra văn bản phản đối việc góp vốn thành lập Công ty B.

Đây là vụ tranh chấp liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như: góp vốn thành lập DN, về tranh chấp, nhầm lẫn thương hiệu, các sai phạm của Ban điều hành công ty liên quan đến lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…Công ty A đã gửi đơn khiếu kiện đến các cơ quan hành chính có liên quan bao gồm Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, Tổng cục Du lịch, Công an Tp. Hồ Chí Minh, Cục Sở hữu trí tuệ cũng như

đến Viện kiểm sát nhân dân quận 1. Theo công ty A, việc sử dụng thương hiệu “Fiditour” trong tên Công ty Cổ phần Lữ Hành Fiditour đã trùng với tên thương mại của Công ty Cổ phần Fiditour và trùng với nhãn hiệu của “Fiditour Công ty du lịch chuyên nghiệp hàng đầu The Best Professional Travel” được bảo hộ theo GCN ĐKNH số VN 0148179cấp ngày 24/6/2010. Việc trùng cả “ngành nghề kinh doanh và trụ sở chính” đã gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho khách hàng, đối tác, thậm chí là cả cơ quan Nhà nước và bên thứ ba. Ngoài ra, tranh chấp thương hiệu Fiditour giữa Công ty cổ phần Fiditour và Công ty cổ phần Lữ hành Fiditour đã gây ra nhiều thiệt hại về danh dự, uy tín và doanh thu. Hiện vụ việc đang được xử lý bởi các cơ quan nhà nước có liên quan.

Vụ việc này cho thấy tranh chấp nhãn hiệu mang đặc tính của tranh chấp thương mại gắn liền với quy chế về cạnh tranh. Việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước có thủ tục phức tạp, dễ bị các bên tranh chấp lợi dụng để kéo dài tranh chấp, gây khó khăn cho đối phương. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước phải thực hiện nhiều bước, qua nhiều các cơ quan với các chức năng khác nhau, có sự tham gia của nhiều bên gây tốn về công sức, thời gian và gây khó khăn trong việc giữ bí mật, hòa khí giữa các bên tranh chấp. Tuy nhiên, ưu điểm của các biện pháp xử lý tranh chấp bằng cơ quan nhà nước là các tranh chấp được phân tích, đánh giá dưới nhiều khía cạnh, việc giải quyết tranh chấp được bảo đảm chính xác cao và phán quyết rõ ràng

2.2.1.1. Vụ Nguyên đơn – Công ty H khởi kiện bị đơn – Công ty M do có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu F và có hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Ngày 06/07/2006 Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 6/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 7 có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn cho Công ty CP H, nội dung: Mẫu nhãn hiệu: F. Mầu sắc nhãn hiệu: Vàng cam tươi. Loại nhãn hiệu: Thông thường. Trong các nhóm danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu có Nhóm 39: Dịch vụ Du lịch.Giấy chứng nhận đã được gia hạn đến ngày 02/12/2024 (theo Quyết định gia hạn số 2/QĐ-SHTT ngày 16/05/2014).

Qua tìm hiểu thông tin, Công ty CP H được biết Công ty TNHH M (Công ty M) đã sử dụng nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch mà Công ty CP H đã đăng ký quyền SHCN và được pháp luật bảo hộ, cụ thể:

- Biển hiệu (dán trên cửa kính) tại địa chỉ số phố ĐDT, phường HB, quận HK, Hà Nội có ghi: Công ty TNHH M.

- Trang Web: www.f.com.vn đã sử dụng nhãn hiệu “F” .

- Tờ quảng cáo dịch vụ du lịch ( tour, cho thuê xe máy), card visite, bản đồ du lịch của Công ty có sử dụng nhãn hiệu F travel và có ghi trang web: www.ftravel.com.vn.

Cuối năm 2014 đầu năm 2015, Công ty CP H đã nhiều lần gửi công văn tới Công ty M yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng Công ty M không có ý kiến phản hồi và từ chối nhận. Công văn cuối cùng gửi ngày 2/4/2015 đã được Công ty M nhận ngày 3/4/2015.

Công ty CP H khởi kiện và xuất trình các chứng cứ chứng minh Công ty TNHH M đã sử dụng nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch mà Công ty CP H đã đăng ký quyền SHCN và được pháp luật bảo hộ.

Căn cứ tài liệu chứng cứ trong hồ sơ thể hiện Công ty CP H đã đăng ký quyền SHCN và được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu “F”. Như vậy theo qui định của pháp luật về SHTT thì Công ty CP H là chủ thể đang trong thời hạn được bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu “F” với nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch.

Quá trình giải quyết, ông Nguyễn Khắc H giám đốc Công ty TNHH M không có ý kiến phản bác đối với các chứng cứ mà Công ty CP H đưa ra. Ông H khai từ năm 2008 công ty đã sử dụng tên F Travel để xây dựng thương hiệu riêng đã được đối tác và khách hàng biết đến, đến nay không có tranh chấp về tên thương mại này. Đến tháng 3/2015 công ty làm thủ tục đổi tên thành Công ty TNHH M đã được cấp đăng ký mới ngày 17/03/2015. Ông H khai muốn hoà giải và nếu có sai phạm sẽ chủ động chấm dứt.

Tuy nhiên, tại phiên toà đại diện Công ty CP H cho rằng thực tế giám đốc hai bên đã nhiều lần gặp nhau nhưng Công ty TNHH M vẫn vi phạm. Ông H cho rằng hiện đang làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tên thương mại F Travel nhưng đến hiện tại thì

Công ty TNHH M không có tài liệu chứng cứ gì về việc đã được pháp luật bảo hộ cho sản phẩm có dấu hiệu “F”. Các chứng cứ Công ty CP H nêu trên thể hiện Công ty TNHH M hiện vẫn đang sử dụng dấu hiệu “F” trên các phương tiện trong quá trình kinh doanh.

Tòa kết luận, căn cứ theo quy định tại Luật SHTT và Nghị định 105/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 thì việc Công ty TNHH M trong quá trình hoạt động kinh doanh có sử dụng dấu hiệu F mà Công ty CP H là chủ thể đang trong thời hạn được pháp luật bảo hộ quyền SHCN để gắn vào tên gọi, biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện quảng cáo kinh doanh, có cùng kênh tiêu thụ dịch vụ du lịch, là có dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “F” mà Công ty CP H đang được pháp luật bảo hộ. Như vậy các chứng cứ mà Công ty H đưa ra để chứng minh Công ty TNHH M có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “F” mà nguyên đơn được bảo hộ theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ là có căn cứ.

Từ đó, Tòa án đã chấp nhận các nội dung khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn, gồm:

- Chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch. Buộc tiêu hủy card visit, tờ quảng cáo, bản đồ du lịch, tháo bỏ biển hiệu có sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch. Chấm dứt sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch trong tên trang web www.Ftravel.com.vn và trong trang web này.

- Buộc đăng lời xin lỗi và cải chính công khai về việc sử dụng nhãn hiệu F của Công ty CP H trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch trên báo Nhân dân và Hà Nội Mới trong 3 số liên tiếp.

- Bị đơn phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm

Từ tranh chấp kể trên có thể thấy, nếu hai bên kết thúc được tranh chấp bằng phương pháp hòa giải, ngay cả khi đang thực hiện quá trình tố tụng tại tòa án thì sẽ giúp DN khởi kiện đạt được các mục đích kinh tế của mình đề ra trong vụ kiện và pháp luật được tuân thủ, đồng thời DN bị kiện vẫn giữ được danh dự và uy tín, tiếp tục kinh doanh với bài học mới về tuân thủ pháp luật, đóng góp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, nộp thuế cho nhà nước, nuôi sống bản thân và người lao động. Tuy nhiên, mặc dù công ty CP H khai tại tòa là muốn hòa giải nhưng trên thực tế ngay từ đầu, Công ty

này không ý kiến phản hồi với các yêu cầu từ công ty M cũng như sau khi bị kiện, giám đốc hai bên đã nhiều lần gặp nhau nhưng Công ty TNHH M vẫn vi phạm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại việt nam (Trang 58 - 63)