Giám sát RRHĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 34 - 36)

1.3. Nội dung quản trị rủi ro hoạt động

1.3.2.4. Giám sát RRHĐ

Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do RRHĐ gây ra. Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý RRHĐ.

Một quá trình giám sát hiệu quả là thiết yếu đối với quản trị rủi ro hoạt động. Các hoạt động giám sát thường xuyên có thể cho thấy những thuận lợi của việc nhanh chóng phát hiện và sửa chữa các khiếm khuyết trong chính sách, quy trình và thủ tục của quản trị rủi ro hoạt động. Phát hiện và giải quyết tức thời những khiếm khuyết này có thể giảm thiểu mức độ thường xuyên và/hoặc nghiêm trọng của một sự kiện rủi ro tiềm ẩn.

- Thiết lập, theo dõi các chỉ số thích hợp có thể cảnh báo sớm nguy cơ rủi ro cao của các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Các chỉ số như vậy (chỉ số rủi ro chính hoặc chỉ số cảnh báo sớm) thường được dự báo trước và có thể phản ánh được nguồn gốc tiềm ẩn của rủi ro hoạt động như tốc độ tăng trưởng, ra mắt sản phẩm mới, các giao dịch vi phạm, hệ thống bị lỗi,…Khi các ngưỡng được kết nối trực tiếp với các chỉ số này, một quy trình giám sát hiệu quả sẽ giúp xác định các rủi ro hữu hình và cho phép ngân hàng có cách đối phó phù hợp với các rủi ro đó.

- Thiết lập cơ chế kiểm tra định kỳ, giám sát các RRHĐ lớn nhất và đánh giá lại rủi ro định kỳ. Việc giám sát thường xuyên nên phản ánh được các rủi ro liên quan cũng như tần số xuất hiện và bản chất của những thay đổi trong môi trường hoạt động. Giám sát phải là một công tác không thể tách rời khỏi hoạt động ngân hàng. Kết quả giám sát phải được bao gồm trong các báo cáo thường xuyên cho nhà quản lý và hội đồng quản trị cũng như phải phù hợp với các báo cáo kiểm toán nội bộ hoặc/và của bộ phận quản lý rủi ro.

- Ngân hàng phải thường xuyên bổ sung và cập nhật các RRHĐ mới được nhận diện và các biện pháp kiểm soát rủi ro mới được thiếp lập của đơn vị.

- Thiết lập hệ thống báo cáo và các kênh báo cáo phù hợp để kết quả giám sát RRHĐ được thông báo kịp thời cho những người có thẩm quyền. Các báo cáo rủi ro hoạt động nên chứa đựng các dữ liệu về tài chính, hoạt động nội bộ phù hợp, cũng như các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện liên quan đến việc ra quyết định. Báo cáo cũng nên được cung cấp cho các cấp lãnh đạo nào có vấn đề và thúc đẩy hoạt động điều chỉnh đúng lúc các vấn đề nổi bật. Để đảm báo tính hữu ích và tin cậy của những báo cáo về rủi ro và kiểm toán này, nhà quản trị phải kiểm tra lại thường xuyên sự kịp thời, tính chính xác và xác đáng của hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ trên tổng thể. Nhà quản trị có thể sử dụng các báo cáo được chuẩn bị bởi các nguồn bên ngoài (kiểm toán, cơ quan giám sát) để đánh giá sự hữu ích và tin cậy của các báo cáo nội bộ. Các báo cáo phải được phân tích trên quan điểm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro hiện tại cũng như phát triển các chính sách quản trị rủi ro, các thủ tục và phương pháp mới.

Nhìn chung hội đồng quản trị cần tiếp nhận đầy đủ những thông tin cao cấp để giúp họ nắm được tổng thể tình hình rủi ro hoạt động của ngân hàng và tập trung vào các vấn đề thực tế và chiến lược cho hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)