2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN
2.2.1. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động
Ngân hàng TMCP Công Thương VN (NHCT) đã ban hành rất nhiều văn bản về quản trị rủi ro hoạt động: Quy định khung quản lý rủi ro hoạt động (hiện tại theo Quyết định số 196/2016/QĐ-HĐQT-NHCT7 ngày 07/04/2016, khẩu vị RRHĐ, quy trình ghi nhận tổn thất sự kiện rủi ro hoạt động, quy trình thiết lập sử dụng và quản lý chỉ số rủi ro hoạt động chính trong hệ thống,….với nguyên tắc quản trị RRHĐ là trách nhiệm của mọi đơn vị, cá nhân trong NHCT.
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức QTRRHĐ tại Vietinbank
(Nguồn: Khung quản trị RRHĐ NHCT, tr8)
Các vòng kiểm soát:
- Vòng kiểm soát 1: là nơi trực tiếp thực hiện quản lý RRHĐ (QLRRHĐ) trong quá trình thực hiện các giao dịch kinh doanh hoặc công tác hỗ trợ hàng ngày. Bao gồm các đơn vị trực tiếp giao dịch với khách hàng, tác nghiệp các giao dịch và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh và tác nghiệp tại trụ sở chính (TSC), các chi nhánh/phòng giao dịch.
- Vòng kiểm soát 1,5: Là đơn vị thực hiện QLRRHĐ theo ngành dọc bao gồm: + Các đơn vị tại trụ sở chính theo chức năng nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo các cơ chế, quy định, quy trình, hệ thống, hướng dẫn, sản phẩm,….và các biện pháp kiểm soát, phương án xử lý khác để ứng xử theo ngành dọc phụ trách.
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Khối KHD N
Uỷ ban Quản lý rủi ro
Khối bán lẻ Trung tâm TTTM Phòng Kiểm toán nội bộ Ban rủi ro Trung tâm thanh toán Phòng TTKQ Phòng BH&P TKD Phòng KTKS NB Phòng ĐCTC Các đơn vị khác tại TSC Phòng QLRR HĐ
Các đơn vị khác tại TSC trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh Chi nhánh
Vòng kiểm soát
2 Vòng kiểm soát 1.5
Các đơn vị khác tại TSC trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh
Vòng kiểm soát 1 Vòng kiểm soát 3 Đại hội đồng cổ đông
+ Đơn vị thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá, giám sát chi nhánh tuân thủ các quy định nội bộ của ngân hàng thông qua các công cụ QLRRHĐ do vòng kiểm soát 2 xây dựng hướng dẫn: báo cáo từ chi nhánh, trong quá trình xử lý tác nghiệp hoặc kiểm tra trực tiếp chi nhánh.
+ Thiết lập các biện pháp kiểm soát/hành động giảm thiểu rủi ro thông qua ban hành các quy trình hướng dẫn nghiệp vụ.
- Vòng kiểm soát 2: là đơn vị xây dựng, thiết lập và đầu mối triển khai hoặc
thúc đẩy triển khai các chính sách và chương trình QLRRHĐ, độc lập đánh giá RRHĐ của các đơn vị thuộc vòng kiểm soát 1, vòng kiểm soát 1,5 và trực tiếp quản lý RRHĐ có tính ảnh hưởng toàn hàng theo yêu cầu của BLĐ. Phản biện các giải pháp và quyết định khi có sự khác biệt với Khung/hạn mức đã thiết lập khi có đề nghị từ vòng kiểm soát 1.5. Vòng kiểm soát 2 là phòng QLRRHĐ tại Trụ sở chính.
Vòng kiểm soát 3: Là đơn vị độc lập giám sát, đánh giá tính đầy đủ, tính phù
hợp và tính hiệu quả của chính sách và chương trình QLRRHĐ tại Vòng kiểm soát 1; 1,5 và 2. Vòng kiểm soát 3 là Phòng Kiểm toán nội bộ.
Trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào quá trình quản trị RRHĐ:
Hội đồng quản trị (HĐQT):
- Thiết lập văn hoá quản trị RRHĐ phù hợp với văn hoá doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của NHCT trong từng thời kỳ;
- Phê duyệt ban hành quy định khung QLRRHĐ, chiến lược QLRRHĐ, khẩu vị RRHĐ (KVRRHĐ), các quy định QLRRHĐ của NHCT;
- Thông qua Uỷ ban QLRRHĐ giám sát Ban điều hành trong việc triển khai cụ thể các chiến lược, mục tiêu, các chính sách QLRRHĐ;
- Phê duyệt báo cáo QLRRHĐ, danh mục QLRRHĐ và vốn dự phòng QLRRHĐ của toàn ngân hàng;
- Phê duyệt công bố thông tin về QLRRHĐ của NHCT trên cơ sở đề xuất của UBQLRR.
Uỷ ban QLRR (UBQLRR) thuộc Hội đồng quản trị
- Tham mưu HĐQT phê duyệt ban hành quy định khung QLRRHĐ, chiến lược QLRRHĐ, khẩu vị RRHĐ của NHCT;
- Xem xét các báo cáo QLRRHĐ của Ban điều hành, giám sát các rủi ro trọng yếu, các xu hướng rủi ro mới và đề xuất HĐQT những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Giám sát cấu trúc vốn, đảm bảo duy trì mức vốn dự phòng QLRRHĐ phù hợp với mức độ RRHĐ của NHCT, phê duyệt các kế hoạch dự phòng rủi ro NHCT;
- Giám sát ban điều hành trong việc tuân thủ pháp luật liên quan và thực thi các chính sách QLRRHĐ, báo cáo HĐQT và đề xuất sửa đổi nếu cần;
- Rà soát, đề xuất công bố thông tin và QLRHĐ trình HĐQT phê duyệt.
Ban điều hành
- Đệ trình HĐQT xem xét, phê duyệt quy định khung QLRRHĐ, chiến lược, KVRRHĐ và các quy định QLRRHĐ;
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác QLRRHĐ theo chiến lược và các chính sách QLRRHĐ đã được HĐQT phê duyệt bao gồm:
+ Tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự QLRRHĐ phù hợp theo thẩm quyền; + Phê duyệt ban hành quy trình, hướng dẫn thực hiện nhận diện, đánh giá, kiểm soát, xử lý và báo cáo RRHĐ;
+ Phê duyệt danh mục RRHĐ, biện pháp kiểm soát và các kế hoạch hành động cần thiết để ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ;
- Phê duyệt đề xuất công bố thông tin do phòng QLRRHĐ trình thuộc thẩm quyền phụ trách;
- Tổ chức thực hiện các chương trình để xây dựng văn hoá QLRRHĐ trong toàn hệ thống NHCT.
- Xem xét các báo cáo QLRRHĐ, giám sát các rủi ro trọng yếu, rủi ro mới xuất hiện và đề xuất UBQLRR những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro;
- Giám sát việc tuân thủ pháp luật liên quan và triển khai các chính sách, quy trình QLRRHĐ, báo cáo UBQLRR/HĐQT và đề xuất sửa đổi nếu cần;
- Giám sát cấu trúc vốn, đảm bảo duy trì mức vốn dự phòng QLRRHĐ phù hợp với mức độ RRHĐ của NHCT, đề xuất các kế hoạch dự phòng rủi ro cho NHCT đệ trình Tổng giám đốc(TGĐ)/UBQLRR;
- Rà soát đề xuất công bố thông tin về QLRRHĐ của phòng QLRRHĐ trình TGĐ/UBQLRRHĐ phê duyệt;
Giám đốc khối quản lý rủi ro:
- Tổ chức bộ máy nhân sự QLRR theo phân công của TGĐ;
- Đệ trình TGĐ/HĐQT ban hành chính sách, chiến lược, KVRRHĐ và các quy trình, văn bản hướng dẫn QLRRHĐ của NHCT;
- Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình và công cụ QLRRHĐ trong toàn hệ thống NHCT;
- Chịu trách nhiệm đệ trình TGĐ/UBQLRR/HĐQT các báo cáo QLRRHĐ, danh mục RRHĐ, biện pháp/chương trình RRHĐ của toàn hệ thống;
- Rà soát nội dung công bố thông tin về QLRRHĐ do phòng QLRRHĐ đề xuất để trình lên TGĐ/UBQLRR/HĐQT phê duyệt;
Phòng Kiểm toán nội bộ
- Chủ động nhận diện các RRHĐ trọng yếu mang tính toàn ngân hàng trong quá trình kiểm toán độc lập, đưa ra các khuyến nghị/đề xuất để quản lý, giảm thiểu các rủi ro này;
- Xác định các tồn tại, bất cập của công tác QLRRHĐ, khuyến nghị bổ sung, thay đổi cần thiết đối với các chính sách, quy trình, hệ thống QLRRHĐ;
- Đánh giá độc lập về tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả công tác QLRRHĐ tại các đơn vị thuộc vòng kiểm soát 1, 1,5 và 2;
Phòng Quản lý Rủi ro Hoạt động – Trụ sở chính
- Xây dựng cơ chế chính sách, phương pháp luận hệ thống QLRRHĐ - Triển khai QLRRHĐ cấp toàn hàng
- Giám sát việc triển khai QLRRHĐ của Vòng kiểm soát 1 và 1,5.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
- Nhận diện RRHĐ, đánh giá tính hiệu lực của các chốt kiểm soát nghiệp vụ trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát, thông tin kịp thời cho các đơn vị thuộc vòng kiểm soát 1,5, vòng kiểm soát 2, 3;
- Giám sát hoạt động tại Chi nhánh thông qua công cụ và/hoặc phối hợp với các đơn vị tại vòng kiểm soát 1,5 để giám sát, kiểm tra trực tiếp
- Thông báo kịp thời các SKRRHĐ phát hiện ra trong quá trình giám sát, kiểm tra chi nhánh với các đơn vị thuộc vòng kiểm soát 1,5, vòng kiểm soát 2,3;
Các đơn vị đóng vai trò Vòng kiểm soát 1,5 của QLRRHĐ khác tại TSC:
+ Phối hợp với phòng QLRRHĐ và các đơn vị liên quan xây dựng các hướng dẫn cụ thể triển khai QLRRHĐ trong lĩnh vực phụ trách;
+ Phối hợp với phòng QLRRHĐ xây dựng, triển khai, sử dụng hệ thống, phần mềm công nghệ phục vụ công tác QLRRHĐ trong lĩnh vực phụ trách;
+ Triển khai thực hiện QLRRHĐ trong lĩnh vực phụ trách
+ Giám sát công tác QLRRHĐ tại vòng kiểm soát 1 được báo cáo từ chi nhánh hoặc những phát hiện trong quá trình xử lý tác nghiệp thực tế hoặc phối hợp với phòng KTKSNB-TSC để giám sát/kiểm tra trực tiếp, đảm bảo tình hình tuân thủ quy định, quy trình, hiệu quả thực hiện QLRRHĐ tại các bộ phận trực thuộc đơn vị;
+ Đưa ra các cảnh báo, nhắc nhở hoặc đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro;
+ Thiết lập kênh báo có 2 luồng định kỳ: lãnh đạo phụ trách nghiệp vụ và Giám đốc khối Quản lý rủi ro (thông qua phòng QLRRHĐ) đối với công tác QLRRHĐ trong ngành dọc phụ trách;
+ Phối hợp với phòng QLRRHĐ thực hiện các báo cáo QLRRHĐ trong lĩnh vực phụ trách trong quá trình thực hiện báocáo QLRRHĐ toàn hàng;
+ Phối hợp vòng kiểm soát 2 triển khai các chương trình xây dựng văn hoá QLRRHĐ trong toàn hệ thống
Chi nhánh NHCT và các đơn vị trực tiếp kinh doanh, tác nghiệp tại TSC:
+ Triển khai thực hiện QLRRHĐ tại đơn vị + Thực hiện báo cáo QLRRHĐ của đơn vị
+ Tuân thủ các chốt kiểm soát được cài đặt/thiết lập trong quá trình tác nghiệp, kinh doanh hàng ngày
+ Đảm bảo có sự kết nối chặt chẽ với vòng kiểm soát 1,5 trong QLRRHĐ; + Duy trì các chốt kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả và triển khai các quy trình kiểm soát rủi ro hoạt động hàng ngày.
Tại Vietinbank Chi nhánh Cẩm Phả cũng đề cao vai trò của quản trị RRHĐ, xây dựng văn hoá quản trị RRHĐ trở thành một phần văn hoá doanh nghiệp. Giao phòng Tổng hợp chịu trách nhiệm đầu mối quản trị RRHĐ của Chi nhánh, tuy nhiên chưa giao cán bộ chuyên trách QTRRHĐ, cán bộ vẫn thực hiện kiêm nhiệm. Hàng tháng tại các cuộc họp giao ban, Ban giám đốc luôn quán triệt tới các đồng chí Trưởng phó các phòng ban đảm bảo tuân thủ các quy trình quy định NHCT, NHNN và pháp luật, hạn chế tối đa RRHĐ. Ngoài ra, Chi nhánh đã bố trí đầy đủ nhân sự thực hiện các chốt kiểm soát ở các phòng đồng thời phân quyền mức kiểm soát tại các chốt.
2.2.2. Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ