Các công cụ quản trị RRHĐ mà NHCT chi nhánh Cẩm Phả đã áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 73 - 77)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN

2.2.4. Các công cụ quản trị RRHĐ mà NHCT chi nhánh Cẩm Phả đã áp dụng

2.2.4.1. Tự đánh giá rủi ro (RCSA)

Ngân hàng TMCP Công Thương đã ban hành quy trình tự đánh giá rủi ro hoạt động và biện pháp kiểm soát trong hệ thống NHCTVN (hiện tại theo quyết định số 1913/2013/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 06/06/2013), theo đó NHCT thực hiện RCSA theo các bước:

Nhận diện RRHĐ

Đánh giá RR-xác định và đánh giá hiệu quả BPKS

Kế hoạch hành động

Báo cáo

(Nguồn quyết định số 1913/2013/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 06/06/2013 của NHCT, tr6)

RCSA được thực hiện ít nhất 1 lần/năm hoặc đột xuất trong các trường hợp: + Có sự kiện RRHĐ trọng yếu xảy ra trong nội bộ NHCT liên quan đến hoạt động/nghiệp vụ.

+ Có sự kiện RRHĐ trọng yếu liên quan đến hoạt động/nghiệp vụ xảy ra tại ngân hàng khác có tính chất tương tự như NHCT

+ Theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.

2.2.4.2. Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC)

Ngân hàng TMCP Công Thương đã ban hành quy định quản lý sự kiện rủi ro hoạt động và quy trình ghi nhận tổn thất sự kiện rủi ro hoạt động (hiện tại theo quyết định số 2096/2016/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 28/07/2016 và quyết định số 2099/2016/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 28/07/2016):

Theo đó các sự kiện RRHĐ phát sinh trong NHCT được phân loại theo RRHĐ đặc thù, theo loại sự kiện tổn thất theo thông lệ quốc tế (Basel II) và theo sản phẩm dịch vụ và quản lý sự kiện RRHĐ trong toàn NHCT một cách nhất quán và phù hợp

Chuẩn bị Thực hiện Giám sát

-Lập kế hoạch RCSA -Thống nhất mục tiêu luồng công việc - Thu thập thông tin, tài liệu. - Thống nhất các đơn vị liên quan -Xác định lưu đồ công việc. -Nhận diện RRHĐ tiềm ẩn tại từng bước thực hiện công việc

1.Đánh giá mức độ RR còn nội tại - Xếp hạng RR dựa trên khả năng xảy ra và mứ độ ảnh hưởng của RR - Lựa chọn các RRHĐ trọng yếu, xác định nguồn gốc phát sinh RRHĐ và phân loại RRHĐ. - Xác định đơn vị chịu RR 2. Xác định BPKS: - Xác định các BPKS tương ứng với từng RRHĐ trọng yếu nhận diện - Xác định đơn vị thiết kế BPKS và đơn vị thực hiện BPKS

3. Đánh giá hiệu quả BPKS: Dựa trên thiết kế và thực hiện

4. Xác định mức độ rủi ro còn lại: xếp hạng rủi ro còn lại sau khi đã đanh giá hiệu quả BPKS Đề xuất các kế hoạch hành động Báo cáo các danh mục RRHĐ, bản đồ RRHĐ, xu hướng và kế hoạch hành động -Điều chỉnh danh mục RRHĐ dựa trên dữ liệu tổn thất, chỉ số rủi ro chính -Đánh giá lại hiệu quả BPKS -Giám sát thực hiện phương án hành động

với đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHCT và thông lệ quốc tế: Rủi ro tác nghiệp giao dịch; Rủi ro cơ chế, mô hình; Rủi ro nhân sự; Rủi ro báo cáo, hạch toán; Rủi ro tài sản hữu hình; Rủi ro công nghệ thông tin; Rủi ro an toàn thông tin; Rủi ro kinh doanh liên tục; Rủi ro thuê ngoài; Rủi ro gian lận nội bộ/bên ngoài, pháp lý, tuân thủ.

Đối với quy trình ghi nhận tổn thất sự kiện RRHĐ:

- Ghi nhận tổn thất rủi ro hoạt động: NHCT có hướng dẫn cụ thể đối với rủi ro hoạt động liên quan đến tài sản cố định hữu hình và công cụ dụng cụ; rủi ro hoạt động ngoài tài sản cố định hữu hình và công cụ dụng cụ.

Bước 1: Xác định giá trị tổn thất:

Giá trị tổn thất ròng= Tổng giá trị tổn thất – Giá trị khôi phục Bước 2: Phê duyệt thực hiện hạch toán tổn thất

Bước 3: Hạch toán các khoản tổn thất và thống nhất giá trị tổn thất hạch toán - Đối chiếu dữ liệu tổn thất phát sinh từ sự kiện rủi ro hoạt động

Bước 1: Tổng hợp tổn thất sự kiện RRHĐ đã hạch toán Bước 2: Thống nhất dữ liệu tổn thất sự kiện RRHĐ

Ví dụ cụ thể đối với lỗi RRHĐ chuyển lương nhiều lần tại Chi nhánh: Tổng giá trị tổn thất= 12.198.224.180 đồng (với 972 tài khoản chuyển sai) Giá trị khôi phục =12.198.224.180 (Thông qua phong toả tài khoản 10.225.450.569 đồng và thu hồi 1.972.773.611 đồng)

Do đó giá trị tổn thất ròng =0.

2.2.4.3 Các chỉ số rủi ro (KRIs)

Ngân hàng TMCP Công Thương đã ban hành quy định, quy trình thiết lập, sử

dụng và quản lý chỉ số rủi ro hoạt động chính (hiện tại theo quyết định số 997/2016/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 29/04/2016 và quyết định số 1722/2017/QĐ- TGĐ-NHCT7 ngày 28/06/2017):

* Thiết lập KRI qua các bước:

- Xác định các KRI cần theo dõi: xác định RRHĐ trọng yếu, thống kê sự kiện RRHĐ, phân tích nhân tố gây ra RRHĐ và đề xuất KRI

- Xây dựng mô tả KRI: mã, tên, mô tả, đơn vị đo lường, nguyên tắc đo lường, phương pháp và công thức tính giá trị KRI, xác định các ngưỡng liên quan (ngưỡng chấp nhận, ngưỡng cảnh báo, ngưỡng nguy hiểm)

- Xác định dữ liệu đầu vào để xây dựng KRI: xác định các nguồn dữ liệu cung cấp KRI (tự động, thủ công,…), xác định mức độ sẵn có của nguồn dữ liệu, đề nghị các đơn vị cung cấp dữ liệu phục vụ đo lường KRI, đánh giá mức độ phù hợp với các ngưỡng, trình HĐQT phê duyệt

* Phân tích, báo cáo KRI:

- Phân tích danh mục KRI và ngưỡng đề xuất: Phân tích xu hướng KRI, so sánh KRI với ngưỡng, phân tích nhân tố làm gia tăng RRHĐ/vượt ngưỡng và các biện pháp hành động để kiểm soát rủi ro được đề xuất.

- Báo cáo KRI: Báo cáo định kỳ hoặc các trường hợp KRI bằng hoặc lớn hơn ngưỡng nguy hiểm, đề xuất triển khai kế hoạch hành động ngay khi KRI chạm ngưỡng nguy hiểm, triển khai/giám sát biện pháp hành động.

* Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh KRI và ngưỡng của KRI: Đánh giá 1 năm lần hoặc là khi có sự thay đổi lớn và trọng yếu từ đó phê duyệt bộ KRI.

Việc thiết lập các ngưỡng cho KRI các cấp được thực hiện bởi đơn vị quản lý nghiệp vụ/ đơn vị đầu mối QLRRHĐ thuộc vòng kiểm soát 1,5/ Phòng QLRRHĐ. Tuỳ từng KRI mà sẽ có các ngưỡng khác nhau.

Ví dụ cụ thể đối với KRI (số tiền thừa ở máy ATM), Vietinbank thực hiện theo dõi số toàn hàng trong 12 tháng gần nhất, sau đó tính mức bình quân trong 12 tháng này. Từ mức bình quân này sẽ xác định mức nguy hiểm (=200% của mức bình quân), mức cảnh báo (Bằng 80% của mức nguy hiểm), mức chấp nhận (=20% của mức nguy hiểm). Sau đó, KRIs của từng Chi nhánh sẽ đối chiếu với các mức này.

2.2.4.4. Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ

Hiện tại Basel II mới chỉ được triển khai áp dụng thí điểm ở một số ngân hàng theo Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 lựa chọn 10 NH trong nước thí điểm triển khai Basel II, tiến tới thực hiện triển khai áp dụng Basel II đối với tất cả các NH trong nước, tuy nhiên phía NHNN chưa có văn bản hướng dẫn các ngân hàng triển khai Basel II, do vậy định kỳ NHCT vẫn chưa tính toán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro hoạt động, và cũng chưa sử dụng bất cứ phương pháp nào trong số ba phương pháp đo lượng của Basel II: Phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp chuẩn hóa, phương pháp đo lường nâng cao AMA.

Ngoài ra NHCT cũng có áp dụng công cụ phân tích kịch bản và báo cáo kiểm toán, bảo hiểm RRHĐ và hoạt động thuê ngoài trong quá trình quản trị RRHĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)