Đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 81 - 84)

Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả

2.3.1. Ưu điểm

- Vietinbank Cẩm Phả đã thực hiện tốt quy trình kiểm soát rủi ro trước, trong và sau giao dịch, các chốt kiểm soát phát huy được tác dụng. Các rủi ro được kiểm soát tốt đã ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra trong đơn vị, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Giảm thiểu rủi ro đồng thời các rủi ro đã phát hiện được khắc phục một cách hoàn toàn. Đó là kết quả của các hành động:

+ Vietinbank Cẩm Phả chú trọng đến việc tuân thủ các khâu trong quá trình tác nghiệp, tuân thủ các quy định, quy trình về sản phẩm, dịch vụ.

+ Triển khai công tác quản lý user chặt chẽ, phân quyền phê duyệt với từng cấp lãnh đạo: cấp phòng ban, cấp Ban lãnh đạo.

+ Duy trì tốt chế độ giao ban hàng tháng để xây dựng và triển khai các công việc liên quan đến kế hoạch kinh doanh, thông qua đó nắm bắt thông tin, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện từ đó giúp Ban lãnh đạo đưa ra các quyết sách phù hợp, sẵn sàng đối phó với các tình huống bất khả kháng có thể xảy ra. Ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt quy chế quản lý điều hành.

- Tổ chức tốt các cuộc thảo luận trao đổi kinh nghiệm để nhận diện các rủi ro và các biện pháp khắc phục kịp thời.

- Bước đầu đã xây dựng cho cán bộ trong Chi nhánh ý thức về quản trị rủi ro, gắn rủi ro với trách nhiệm của từng cán bộ trong quá trình tác nghiệp, nâng cao tính chủ động và sáng tạo trong công việc của cán bộ. Chính vì vậy trong những năm qua mặc dù trong hệ thống đã xảy ra nhiều vụ việc RRHĐ điển hình nhưng chi

nhánh vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn hoạt động, thông qua kiểm tra kiểm soát mà phát hiện và ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu rủi ro xảy ra.

* Hệ thống công nghệ thông tin và bảo mật thông tin được đảm bảo:

- Chi nhánh bố trí ở tất cả các phòng dụng cụ tích điện, tránh trường hợp mất điện ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

- Bộ phận điện toán tại Chi nhánh gồm 3 cán bộ luôn túc trực để xử lý các vấn đề về hệ thống phần mềm.

* Chất lượng công tác hậu kiểm và kiểm tra, kiểm soát nội bộ từng bước được nâng cao: Bố trí đủ nhân sự làm công tác hậu kiểm, kiểm tra góp phần tích cực trong việc phát hiện các sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp và đề xuất biện pháp giải quyết sai sót một cách thoả đáng, góp phần giúp các chốt, các khâu làm việc theo nguyên tắc, theo quy trình.

2.3.2. Những tồn tại

- Hiện tại Chi nhánh đã phân công nhiệm vụ đầu mối quản trị RRHĐ cho phòng Tổng hợp, tuy nhiên chưa có cán bộ chuyên trách về quản trị RRHĐ.

- Việc thu nhập dữ liệu về rủi ro và tổn thất được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau song cơ bản chỉ dựa trên các ghi chép và báo cáo thủ công từ các phòng nghiệp vụ, và từ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực, do đó các lỗi, sai sót chưa được thống kê một cách đầy đủ, tự động.

- Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra chưa thật sự tốt: Hiện tại những nghiệp vụ nào đã xảy ra nhiều rủi ro, Chi nhánh mới tiến hành kiểm tra, chưa phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn để kiểm tra và mang tính phòng ngừa. Công tác hậu kiểm tại Chi nhánh mới được bố trí đủ về mặt số lượng, chủ yếu là cán bộ nhiều tuổi, không còn nhanh nhạy trong giao dịch với khách hàng.

- Về nhân sự: Nhân sự tại một số phòng còn thiếu về số lượng và còn hạn chế về năng lực quản lý, một bộ phận nhỏ các cán bộ chưa nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro, dẫn đến nhiều sai sót.

- Chưa tổ chức tốt các cuộc kiểm tra theo định kỳ, đột xuất, do đó các sai sót tại Chi nhánh chủ yếu được phát hiện thông qua các cuộc kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất của bộ phận kiểm tra kiểm soát khu vực.

* Nguyên nhân:

- Hiện tại, chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ về quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro hoạt động nói riêng. Mỗi ngân hàng thực hiện theo một mô hình, chuẩn mực riêng nên chưa tạo sự đồng hộ hoá trong toàn hệ thống ngân hàng, tính thống nhất chưa cao, dẫn đến hiệu quả quản trị rủi ro thấp.

- Sự thay đổi của cơ chế, chính sách nhà nước trong từng thời kỳ, giai đoạn đã tác động đến hoạt động chung của ngân hàng và phát sinh những tình huống bất thường, khó lường trước.

- Do cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng khốc liệt đã phát sinh những rủi ro tiềm ẩn. Cạnh tranh ở đây bao gồm cả cạnh tranh trong nội bộ giữa các chi nhánh, các phòng giao dịch. Hậu quả là sự tranh giành khách, giảm các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng, an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, thậm chí mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng.

- Do nguyên nhân khách quan từ nhận thức không đúng đắn về pháp luật và sự lừa dối của khách hàng. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với phương án vay vốn, thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính, một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng, cố tình vi phạm quy định, gian lận trong giao dịch như giả mạo chữ ký, đóng dấu chữ ký sẵn trên chứng từ khi phát hành séc, uỷ nhiệm chi,…

- Về mặt công nghệ: hệ thống core sunshine mới được đưa vào hoạt động nên vẫn có những hạn chế, đồng thời người sử dụng cũng cần có thời gian làm quen và thành thạo.

- Năng lực, trách nhiệm của cán bộ nhân viên nói chung và của bộ phận tham gia quản lý rủi ro nói chung còn hạn chế nhất định, nhiều cán bộ chưa nhận thức rõ vai trò quản lý rủi ro.

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN

THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 81 - 84)