Đánh giá RRHĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 66 - 68)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN

2.2.2.2. Đánh giá RRHĐ

NHCT phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng của RRHĐ theo phương pháp định tính và định lượng để phân bổ ưu tiên nguồn lực để quản lý RRHĐ một cách hiệu quả nhất và tính vốn dự phòng cho RRHĐ khi cần thiết.

Đối với mỗi RRHĐ, NHCT đánh giá mức độ rủi ro nội tại gồm các bước: Bước 1: Đánh giá mức độ ảnh hưởng

- Mức độ ảnh hưởng của RRHĐ được xác định căn cứ theo 2 tiêu chí đánh giá: ảnh hưởng tài chính và ảnh hưởng phi tài chính. Trong đó:

+ Ảnh hưởng tài chính: Được xác định dựa trên cơ sở ước lượng tổng giá trị tổn thất về mặt tài chính khi sự kiện RRHĐ xảy ra tại đơn vị. NHCT đánh giá theo 5 mức tăng dần từ rất thấp - thấp - trung bình – cao – rất cao tương ứng với các mức từ 1 đến 5.

+ Ảnh hưởng phi tài chính: Được xác định trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng về mặt danh tiếng, pháp lý, gián đoạn hoạt động kinh doanh và con người trong hoạt động của đơn vị khi xảy ra sự kiện RRHĐ. NHCT đánh giá theo 5 mức tăng dần từ rất thấp - thấp - trung bình – cao – rất cao tương ứng với các mức từ 1 đến 5.

Bước 2: Đánh giá khả năng xảy ra

- Tuỳ thuộc vào tính chất của rủi ro cũng như luồng công việc, đánh giá khả năng xảy ra theo 2 cách: Số lần có thể xảy ra sự kiện RRHĐ và Tỷ lệ phần trăm xảy ra sự kiện RRHĐ. NHCT đánh giá cũng đánh giá khả năng xảy ra theo 5 mức tăng dần từ rất thấp - thấp - trung bình – cao – rất cao tương ứng với các mức từ 1 đến 5.

Bước 3: Xác định mức độ rủi ro nội tại: với từng RRHĐ đã nhận diện và được đánh giá mức độ rủi ro nội tại theo 5 mức tăng dần từ rất thấp - thấp - trung bình –

cao – rất cao tương ứng với các mức từ 1 đến 5 được biểu thị trên bản đồ đánh giá mức độ rủi ro nội tại như sau:

Bảng 2.4: Bảng đánh giá mức độ rủi ro nội tại

K h n ăn g xả y ra

5 Cao Rất cao Rất cao Rất cao Rất cao

4 Trung bình Cao Rất cao Rất cao Rất cao

3 Thấp Trung bình Cao Rất cao Rất cao

2 Thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

1 Rất thấp Thấp Thấp Trung

bình Cao

1 2 3 4 5

Mức độ ảnh hưởng

(Nguồn: Quyết định số 1913/2013/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 06/06/2013, NHCT, tr16)

Tiếp theo ví dụ lỗi rủi ro hoạt động do chuyển lương nhiều lần. Tại thời điểm phát hiện rủi ro:

Theo bước 1: Đánh giá mức độ ảnh hưởng

+ Mức độ ảnh hưởng về tài chính: Trước khi Chi nhánh phát hiện và phong tỏa toàn bộ tài khoản, đã có 188 tài khoản rút tiền với số tiền là 1.972.773.611 đồng. Do đó với số tiền tổn thất ròng này, Chi nhánh xếp và mức 4 - Cao

+ Mức độ ảnh hưởng phi tài chính: Sự kiện rủi ro này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng Vietinbank, ngoài ra bị phàn nàn bởi một số khách hàng cá nhân ở mức độ tập trung. Vietinbank Cẩm Phả đánh giá mức độ ảnh hưởng phi tài chính là thấp.

Gộp chung lại về đánh giá mức độ ảnh hưởng Vietinbank Cẩm Phả đánh giá mức 4- Cao.

Theo bước 2: Đánh giá khả năng xảy ra, Chi nhánh đánh giá theo số lần có thể xảy ra sự kiện RRHĐ: sự kiện RRHĐ xảy ra ít hơn 1 lần/năm, đánh giá ở mức 2 – Thấp.

Theo bước 3: Xác định mức độ rủi ro nội tại, theo bảng đánh giá mức độ rủi ro nội tại, thì đây là rủi ro hoạt động có mức độ rủi ro nội tại Cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)