2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN và Ngân hàng TMCP
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức Vietinbank
(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/gioi-thieu/he-thong-to-chuc.html) 2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh
Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi; cho vay; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép.
Đến 31/12/2017, tổng tài sản của VietinBank đạt 1.095 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so năm 2016 là một trong những NHTM cổ phần có quy mô dẫn đầu thị trường.
Dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 840 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2016, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 791 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với cuối năm 2016. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch tích cực nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng thuận tiện, phát triển SXKD và tiêu dùng.
VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu vốn được đa dạng hóa. Tính đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 1.012 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cuối năm 2016 (trong đó, tiền gửi của khách hàng đạt 753 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2016). VietinBank luôn chủ động khai thác nguồn vốn dồi dào cả VND và ngoại tệ với chi phí hợp lý, trong đó đẩy mạnh tăng trưởng nguồn không kỳ hạn và nguồn vốn từ bán lẻ.
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tổng tài sản và cho vay khách hàng tại Vietinbank
(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn)
Chất lượng đầu tư: VietinBank phát triển sản phẩm đầu tư hiện đại, tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàng tạo lập thị trường với tổng quy mô hoạt động đầu tư tính đến cuối năm 2017 đạt 245 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,4% tổng tài sản. Danh mục đầu tư chứng khoán của VietinBank đa dạng về các loại sản phẩm đầu tư, trong đó tập trung vào các trái phiếu có tính thanh khoản cao, độ an toàn thanh toán được đảm bảo.
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục đầu tư
(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn)
Chất lượng tài sản: Bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, chất lượng tài sản của VietinBank được quản lý tốt, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,13% dư nợ cho vay khách hàng. Phát huy hiệu quả mô hình ba vòng kiểm soát, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng, an toàn và tuân thủ quy định pháp luật.
Hiệu quả hoạt động: Tổng thu nhập hoạt động của VietinBank năm 2017 đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với năm 2016. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 27,1 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4%. Bên cạnh hoạt động tín dụng và nguồn vốn truyền thống, VietinBank chú trọng đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, kinh doanh, phát triển dịch vụ thanh toán, tạo sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng dịch vụ ngân hàng, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và NHNN về phát triển dịch vụ và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tổng thu ngoài lãi năm 2017 của VietinBank tăng 36,7% so với năm 2016, trong đó thu dịch vụ tăng 9,3%. Dịch vụ thanh toán luôn được chú trọng phát triển mạnh trong chiến lược kinh doanh của VietinBank.
Với những chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank năm 2017 đạt 9.206 tỷ đồng, Tỷ suất sinh lời ROE và ROA lần lượt là 12% và 1%, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn)
Năm 2017, VietinBank còn ghi dấu ấn với việc triển khai thành công hệ thống CoreBanking mới - dự án lớn và có độ phức tạp nhất trong Ngành Ngân hàng đến thời điểm hiện tại, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, nâng tầm vị thế, đáp ứng yêu cầu công nghệ cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Đồng thời, trong năm 2017, VietinBank cũng đã phát hành thành công ra công chúng 4.200 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp - khối lượng trái phiếu thứ cấp lớn nhất từ trước tới nay của các NHTM, khẳng định uy tín, vị thế của VietinBank trên thị trường.
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Ngân hàng Công Thương Cẩm Phả là phòng thu đổi tiền được thành lập từ khi tiếp quản khu mỏ, sau lớn lên là Ngân hàng nhà nước thị xã Cẩm Phả. Đến tháng 8/1988 cơ sở chuyển từ Ngân hàng nhà nước thị xã Cẩm Phả thành Ngân hàng Công Thương thị xã Cẩm Phả. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cẩm Phả là chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh cấp II, thực hiện hạch toán phụ thuộc, đặt dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh và Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Năm 2006 nâng cấp lên Chi nhánh cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam. Nằm trên địa bàn thị xã công nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai thác than. Dân số khoảng 150 ngàn người phần lớn là công nhân trong ngành mỏ. Các ngành kinh doanh khác phục vụ cho ngành khai thác than không lớn, chủ yếu là các doanh
nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, bốc xúc, xây dựng...và các hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ.
Trải qua 29 năm xây dựng và phát triển, đến 31/12/2017, tổng tài sản của Vietinbank Cẩm Phả đạt 5.060 tỷ đồng, số lượng cán bộ nhân viên là 112 người. Mạng gồm 08 điểm giao dịch được đặt theo chiều dài của Thành phố Cẩm Phả, gồm 01 trụ sở chính và 07 phòng giao dịch là PGD Cẩm Thạch, PGD Cẩm Tây, PGD Cẩm Đông, PGD Cẩm Sơn, PGD Cẩm Phú, PGD Cửa Ông, PGD Mông Dương. Các dịch vụ Vietinbank Cẩm Phả đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, trở thành địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của người dân vùng than.
Không chỉ chú trọng phát triển kinh doanh, Vietinbank Cẩm Phả cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào do ngành Ngân hàng phát động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Cẩm Phả
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank Cẩm Phả năm 2017, tr7)
Ban Giám đốc gồm có: Giám đốc, 03 Phó giám đốc phụ trách các phòng. Ban Giám đốc là những người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước và cấp trên về hoạt động kinh doanh của chi nhánh, điều hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Các phòng thuộc khối kinh doanh trực tiếp bao gồm: Phòng kế toán, Phòng KHDN, Phòng bán lẻ, các phòng giao dịch.
Các phòng thuộc khối hỗ trợ: Phòng hành chính, Phòng tổng hợp, Phòng Tiền tệ kho quỹ.
Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng kế toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng KHDN Phòng hành chính Phòng tổng hợp Phòng Bán lẻ 05 phòng giao dịch: PGD Mông Dương, Cẩm Đông, Cẩm Thạch, Cẩm Sơn, Cẩm Tây Giám đốc Phòng hỗ trợ tín dụng Phòng giao dịch Cẩm Phú Phòng giao dịch Cửa Ông
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh
Công tác huy động vốn
Huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Vietinbank Cẩm Phả khi so sánh với nhiều NHTM khác địa bàn. Với mạng lưới các phòng giao dịch rộng khắp cùng với sản phẩm tiền gửi đa dạng, Vietinbank Cẩm Phả luôn có một lượng khách hàng lâu năm khá đông đảo. Ngoài ra, thời gian gần đây Vietinbank Cẩm Phả luôn có các chương trình thi đua huy động vốn trong nội bộ, có nhiều sản phẩm tiết kiệm lãi suất hấp dẫn nên hoạt động huy động vốn vẫn giữ được sự ổn định và liên tục được cải thiện. Tổng nguồn vốn huy động nhìn chung tăng qua các năm:
Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Cẩm Phả năm 2015-2017
(Nguồn: Bảng Cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả từ năm 2015 - 2017)
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh: nguồn tiền gửi khách hàng bán lẻ là nguồn cơ bản trong tổng nguồn vốn. Hình thức huy động hiệu quả nhất là hình thức tiền gửi tiết kiệm, do đó tiền gửi có kỳ hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo khách hàng và theo kỳ hạn
ST T Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Tăng trưởng Năm 2017 (tỷ Tăng trưởng
(tỷ đồng) (tỷ đồng) 2016/ 2015 (%) đồng) 2017/ 2016 (%) I Phân loại theo khách hàng 4,024 4,295 107 4,793 112
1 Tiền gửi KHDN 151 116 77 116 100
2 Tiền gửi KHBL 3,838 4,151 108 4,642 112
3 Tiền gửi khác 35 28 80 35 125
II Phân loại theo kỳ hạn 4,024 4,295 107 4,793 112
1 Tiền gửi KKH 228 185 81 326 176
2 Tiền gửi CKH 3,796 4,110 108 4,467 109
(Nguồn: Bảng Cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả từ năm 2015 - 2017)
Từ bảng số liệu và các biểu đồ trên có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm (từ năm 2015 đến năm 2017) xu hướng tăng lên, chủ yếu tăng ở nhóm khách hàng bán lẻ.
Nhóm tiền gửi khách hàng doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng thấp và không đều qua các năm. Tiền gửi khách hàng doanh nghiệp ở Chi nhánh chủ yếu là các đơn vị thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản, các đơn vị này thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường được sự chỉ đạo của Tập đoàn hạn chế tối đa tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để thanh toán công nợ. Do đó tiền gửi này tại Chi nhánh không cao. Cụ thể năm 2016, tiền gửi khách hàng doanh nghiệp giảm 23,18% so với năm 2015, nguyên nhân là do ngành than trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, vì vậy tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp giảm đi.
Nhóm tiền gửi khách hàng bán lẻ tăng trưởng khá qua các năm, tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bán lẻ năm 2016 so với năm 2015 tăng 8%, năm 2017 so với năm 2016: 12%. Ngoài ra, Chi nhánh còn nguồn tiền gửi khác từ thu hộ kho bạc, đây cũng là nguồn tiền gửi quan trọng của chi nhánh. Thu từ ATM cũng tăng đều qua các năm do hiện phần lớn các doanh nghiệp đều
đổ lương qua ATM. Như vậy từ năm 2015 đến năm 2017, nền kinh tế cũng chưa thực sự ổn định, lãi suất huy động thì giảm và dần đi vào ổn định, các kênh đầu tư khác như bất động sản và vàng đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng doanh số huy động vẫn tăng đều qua các năm là kết quả đáng ghi nhận của chi nhánh trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ thu hút nguồn tiền gửi.
Công tác cấp tín dụng
Tổng dư nợ cho vay hàng năm của Chi nhánh Cẩm Phả đang ngày một tăng lên, với số lượng sản phẩm cho vay cũng tăng theo thời gian: cho vay hạn mức, từng lần, thấu chi, phát hành thẻ tín dụng,... Ngoài ra, chi nhánh còn thực hiện bảo lãnh cho các khách hàng và thực hiện phát hành thư tín dụng. Số lượng sản phẩm cho vay đa dạng phong phú đáp ứng được nhiều yêu cầu về tín dụng của các khách hàng.
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay của Vietinbank Cẩm Phả năm 2015-2017
(Nguồn: Bảng Cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả năm 2015 - 2017)
Trong cơ cấu dư nợ của Vietinbank Cẩm Phả chủ yếu là dư nợ khách hàng doanh nghiệp, cũng tương ứng theo đó là tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung dài hạn.
STT Chỉ tiêu Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Tăng trưởng 2016/ 2015 (%) Năm 2017 (tỷ đồng) Tăng trưởng 2017/ 2016 (%) I
Phân loại theo khách
hàng 2,432 3,344 138 3,885 116
1 Dư nợ KHDN 1,825 2,601 143 2,863 110
2 Dư nợ KHBL 607 743 122 1,022 138
II Phân loại theo kỳ hạn 2,432 3,344 138 3,885 116
1 Dư nợ ngắn hạn 1,359 1,898 140 2,408 127
2 Dư nợ trung, dài hạn 1,073 1,446 135 1,477 102
(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả năm 2015-2017)
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy dư nợ cho vay các năm tăng, năm 2016 tăng 38% so với năm 2015, năm 2017 tăng 16% so với năm 2016. Dư nợ trong năm 2016 tăng cao do chi nhánh giải ngân dự án Nhà Nhiệt điện Cẩm Phả – dự án quan trọng của lưới điện tỉnh Quảng Ninh và của vùng Đông Bắc, ngoài ra do các đơn vị Tập đoàn than khó khăn nên nhu cầu vay để thanh toán công nợ tăng. Năm 2017, tiếp tục đà tăng trưởng dư nợ tuy nhiên tốc độ tăng không cao như năm 2016, dư nợ tăng tương đối đồng đều ở cả 2 phân khúc khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ. Ngoài ra có thể thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh lớn hơn cho vay trung dài hạn, cho thấy Chi nhánh đang đi đúng hướng của NHCT cũng như NHNN, tăng tỷ trọng vay ngắn hạn tạo sự an toàn, rủi ro thấp hơn cho vay trung dài hạn. Do đó tỷ trọng nợ xấu tại Vietinbank Cẩm Phả luôn được kiểm soát dưới 1% trong tổng dư nợ: năm 2015 là 0,45%, năm 2016 là 0,66%, năm 2017 là 0,46% Tuy nhiên dư nợ cho vay trung dài hạn lại tạo ra lợi nhuận lớn hơn, do đó
Chi nhánh cũng luôn cân bằng kỳ hạn cho vay vừa đảm bảo cho vay an toàn, vừa đảm bảo ổn định dư nợ góp phần tạo lợi nhuận cho Chi nhánh.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3 Tổng hợp thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Cẩm Phả
ST T Chỉ tiêu Năm 2015 (trđồng) Năm 2016 (trđồng) Tăng trưởng 2016/2015 (%) Năm 2017 (trđồng) Tăng trưởng 2017/2016 (%) 1 Thu phí dịch vụ 13,670 14,898 109 15,288 103 2 Lợi nhuận 91,409 105,144 115 125,191 119
(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả năm 2015-2017)
Biểu đồ 2.6: Thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Cẩm Phả
(Nguồn: Bảng Cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả từ năm 2015 - 2017)
Từ số liệu trên cho thấy lợi nhuận của chi nhánh khá ổn định và tăng dần từ năm 2015-2017. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế: cả nguồn vốn và dư nợ của Chi nhánh đều tăng. Nhìn vào lợi nhuận có thể thấy chi nhánh hoạt động kinh doanh khá hiệu quả. Đặc biệt trong tình hình cạnh tranh ngành ngân hàng đang mạnh mẽ
như hiện nay: trên địa bàn Cẩm Phả số lượng các tổ chức tín dụng ngày càng gia tăng về cả số tổ chức tín dụng và số chi nhánh/phòng giao dịch của 1 tổ chức tín dụng, tới thời điểm hiện tại đã có khoảng 20 tổ chức tín dụng có mặt trên địa bàn.
Từ những số liệu huy động vốn đến cho vay của ngân hàng và cuối cùng là lợi nhuận cho ta cách nhìn tổng quát nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả trên cơ sở đó để phân tích một cách sâu sắc nhất, toàn diện nhất.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công ThươngVN – Chi nhánh Cẩm Phả VN – Chi nhánh Cẩm Phả
2.2.1. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động
Ngân hàng TMCP Công Thương VN (NHCT) đã ban hành rất nhiều văn bản về quản trị rủi ro hoạt động: Quy định khung quản lý rủi ro hoạt động (hiện tại theo Quyết định số 196/2016/QĐ-HĐQT-NHCT7 ngày 07/04/2016, khẩu vị RRHĐ, quy