Tình hình bán lẻ trực tuyến đối với mặt hàng điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG THƯƠNG HIỆU WEBSITE CHO các DOANH NGHIỆP bán lẻ TRỰC TUYẾN TRONG LĨNH vực điện tử ở VIỆT NAM TRONG bối cả (Trang 49 - 53)

Việt Nam đã tăng bậc về chỉ số bán lẻ trong những năm vừa qua, và điều này được cho là do một phần các luật đầu tư thông thoáng đã góp phần thúc đẩy sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ của Việt Nam4 đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Cụ thể, chính phủ đã cho phép 100% quyền sở hữu của các nhà bán lẻ nước ngoài từ năm 2015 ( trên thực tế từ ngày 1/1/2009 Việt Nam đã cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ) và những chính sách ưu đãi tiếp tục thu hút họ. Điều này được thể hiện qua, thông tin của một công ty nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ Việt Nam cho thấy, năm 2015 thị trường bán lẻ đối với mặt hàng điện máy Việt Nam đã tăng và đạt quy mô 154,7 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6% so với năm 2014. Trong đó nhóm hàng điện thoại di động đứng đầu với doanh thu 65,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng số bán lẻ hàng điện tử, điện máy và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất với hơn 30% so với các mặt hàng còn lại.

Theo tổng cục thống kê, thì năm 2016, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước ước tính đạt 2.670.500 tỉ đồng ( tương đương khoảng 118 tỉ USD mỹ), tăng 10,2% so với năm trước. Kết quả doanh thu và mức tăng trưởng này được giới phân tích nhận định là khá cao so với nhiều thị trường. Đó thực sự là một con số quá khiêm tốn, khi biết rằng bán lẻ trực tuyến đang dần trở thành xu thế chủ đạo ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi mà thương mại trực tuyến đang dần chiếm ưu thế với sự hỗ trợ của mạng internet và sự bùng nổ của các thiết bị kỹ thuật số di động.

Về nhân sự năm 2016 chỉ tập trung khảo sát nguồn nhân lực phục vụ về hoạt động bán lẻ trực tuyến. Năm 2017 có 30% doanh nghiệp cho biết là có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử, tỷ lệ này thấp hơn một chút so với năm 2016. Nhóm doanh nghiệp lớn có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách CNTT – TMĐT

36%

64%

Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên

trách CNTT – TMĐT

Có Không

Nguồn: Thương mại điện tử Việt Nam 2017, VECITA, tr41

Theo khảo sát cho thấy tỷ lệ nguồn nhân lực phục vụ hoạt động bán lẻ trực tuyến của các đơn vị vừa và nhỏ có xu hướng phát triển mạnh hơn so với các doanh nghiệp lớn, điển hình tăng từ 32% - 68%. Điều này cho thấy việc áp dụng kinh doanh thông qua website của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mở mức tăng trưởng, biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Lao động chuyên trách về thương mại điện tử theo quy mô

32% 68% 49% 51% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Có Không

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp lớn

Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017, VECOM, tr40

Về cơ sở hạ tầng đầu tư cho hoạt động kinh doanh bán lẻ theo số liệu:

Tỷ lệ doanh nghiệp phân bổ tại các tỉnh cao hơn tỷ lệ này của các năm trước, do đó tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị máy tính PC và laptop là 95% và giảm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị thiết bị di động (điện thoại

thông minh/máy tính bảng) hầu như không đổi và chiếm tới 61%.

Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ trang bị trang thiết bị điện tử

99% 61% 4% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Máy tính để bàn/ Máy tính xách tay Thiết bị di động Khác

Nguồn: Thương mại điện tử Việt Nam 2017, VECITA, tr39

Về cơ cấu đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin

43% 42% 42% 41% 23% 26% 24% 25% 18%16% 17%15% 20%15% 19%16% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 2014 2015 2016 2017

Phần cứng Phần mềm Nhân sự, đào tạo Khác

Nguồn: Thương mại điện tử Việt Nam 2017, VECOM, tr40

Năm 2017 ngành bán lẻ Việt Nam được cho là một ngành kinh doanh bền bỉ, ổn định, thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh dân số đông, tình hình kinh tế khởi sắc, sức chi tiêu tốt…Nhưng kèm theo đó thị trường cũng sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, doanh nghiệp nội địa buộc phải có những chiến lược mới để giữ vững thị phần và cải thiện uy tín của mình trước những đối thủ nước ngoài đáng gờm, có lợi thế hơn hẳn về vốn, công nghệ,

kinh nghiệm, nhân sự. Trong năm 2017 theo kết quả nghiên cứu ngành bán lẻ trực tuyến hàng điện tử đã tìm ra được 10 nhà bán lẻ uy tín nhất.

Bảng 2.1: Top 10 nhà bán lẻ uy tín năm 2017

STT TÊN CÔNG TY WEBSITE

1 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG Thegioididong.com 2 CÔNG TY CP VÀNG BẠC ĐÁ QUÍ PHÚ NHUẬN (PNJ) Pnj.com.vn 3 CÔNG TY TNHH MTV VÀNG BẠC ĐÁ QUÍ SÀI GÒN ( SJC) Sjc.com.vn

4 CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI NGUYỄN KIM

Nguyenkim.com

5 CÔNG TY CP BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT(FPT SHOP)

Fptshop.com.vn

6 CÔNG TY CP PICO Pico.vn 7 CÔNG TY CP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI

XUẤT NHẬP KHẨU VIỄN THÔNG A

Vienthonga.vn

8 CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÍ DOJI

Doji.vn

9 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VHC(HC) Hc.com.vn 10 CÔNG TY TNHH CAO PHONG

( ĐIỆN MÁY CHỢ LỚN)

Dienmaycholon.vn

Nguồn: Vietnam Report

Qua khảo sát người tiêu dùng nhắc đến nhiều nhất 5 nhà bán lẻ hàng lâu bền về ngành điện máy, điện tử,… nhất được sự quan tâm của người tiêu dùng

Hình 2.1: kết quả khảo sát người tiêu dùng 2017

Theo đánh giá của Vecom, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn 2018-2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG THƯƠNG HIỆU WEBSITE CHO các DOANH NGHIỆP bán lẻ TRỰC TUYẾN TRONG LĨNH vực điện tử ở VIỆT NAM TRONG bối cả (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)