lượng đường truyền.
Việc đầu tư cho hệ thống website là cần thiết, nhưng cần cân nhắc về qui mô của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp lớn thì nên đầu tư mạnh, còn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần có ngân sách phù hợp, tránh chi phí quá cao mà hiệu quả đem lại không được như mong muốn.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hiện nay, với các doanh nghiệp có qui mô lớn như Thế giới di động, fptshop, Trần Anh,…v..vv thì việc đầu tư nâng cấp hệ thống website về mặt nội dung, hình ảnh, chất lượng đường truyền là việc cần thiết. Trên môi trường internet việc khách hàng ghé qua cửa hàng của một doanh nghiệp rồi lại sang cửa hàng của một doanh nghiệp khác chỉ bằng một click chuột và việc hình ảnh và nội dung gần tương đồng nhau, sẽ khiên cho hình ảnh của website bị bão hòa trong tâm trí khách hàng. Việc thay đổi và cập nhật nội dung và hình ảnh sẽ giúp lưu giữ được hình ảnh trên website cũng như tên miền của website trong tâm trí khách hàng, tốc độ của đường truyền tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng vì không phải đợi lâu. Đầu tư và nâng cấp hệ thống website doanh nghiệp cần trích ngân sách phù hợp và được đầu tư đúng lúc và kịp thời để tạo được hiệu quả cao nhất.
- Vấn đề truyền thông, quảng cáo: đối với một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến việc xây dựng một website đã tốn kém chi phí nay việc phát triển thương hiệu website hoặc nói một góc độ kinh tế là giới thiệu quảng cáo web nay còn tốn kém chi phí rất nhiều lần. Như hiện nay với độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh trực tuyến thông qua web tương đối cao, việc truyền thông, quảng cáo để tìm chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường cần nhiều thời gian và tiền bạc, việc lợi dụng các trang mạng xã hội như facebook, plus google, twinter,..v..v. để giới thiệu và quảng
cáo sản phẩm là việc mà doanh nghiệp nên làm, tùy vào quy mô kinh doanh và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp để có kế hoạch, chiến lược giới thiệu, quảng cáo và phát triển thương hiệu. Nếu trong quá trình giới thiệu, quảng cáo, phát triển thương hiệu gặp khó khăn hoặc không hiệu quả mà chi phí quá lớn, doanh nghiệp cần nghĩ tới giải pháp dự phòng, có thể thuê một đơn vị bên ngoài chuyên làm truyền thông thương hiệu một cách chuyên nghiệp để lên chiến lược truyền thông quảng cáo và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của mình điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đỡ mất thêm những khoản chi phí không đáng có, và tránh được rủi ro nhiều. Nhưng theo thời gian và sự phát triển tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp thì nên có một bộ phận trong doanh nghiệp chuyên đảm nhiệm việc quảng cáo, truyền thông, điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong mọi việc.
- Vấn đề về ứng dụng trên thiết bị di động: theo quan sát thực tế, chúng ta có thể nhận ra rằng thiết bị di động thông minh ngày càng nâng cao và phát triển nhiều hơn về các tính năng cũng như sự tích hợp, liên kết giữa website với thiết bị hoặc với các ứng dụng trong các ngành nghề khác. Chính vì thế, để thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin, mua hàng và thanh toán của khách hàng thì các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thông qua website cần phải thiết kế riêng các ứng dụng cho doanh nghiệp của mình, mà ứng này phải đáp ứng được sự liên kết giữa dữ liệu website và thiết bị di động. Cần có sự đăng ký bản quyền về tính pháp lý của ứng dụng và có mã code trên website để thể hiện tính riêng biệt của doanh nghiệp. Tại thị trường di động hiện nay hệ điều hành phổ biến nhất là: IOS và Androi. Ứng dụng phải được đăng ký trên những hệ điều hành phổ biến trong kho ứng dụng, giúp người dùng dễ tài xuống và sử dụng.
Việc xây dựng ứng dụng cho thiết bị di động hiện nay chúng ta có thể áp dụng mô hình 7Cs để xây dựng và đánh giá. Vì môi trường khác nhau nên sự bố trí cũng khác nhau về hình thức nhưng vẫn đảm bảo những tính năng như một website bán hàng. Sự phát triển các ứng dụng trên môi trường mobile hiện nay mới được áp dụng vài năm trở lại đây, cho nên về tính bảo mật thông tin liên quan tới doanh nghiệp cũng như khách hàng vẫn còn là một vấn đề. Tính bảo mật trên PC an toàn hơn trên thiết bị di động , quá trình phát tìm kiếm lỗ hổng bảo mật và kiểm tra lỗi
phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Các phiên bản ứng dụng phải được cập nhật liên tục trên các kho ứng dụng của hệ điều hành mobile.