của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến của Việt Nam
Bên cạnh các cơ hội mà môi trường kinh doanh trực tuyến đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu, nó cũng tạo ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất: Tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp Việt Nam trên chính thị trường nước nhà. Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với tất cả các lĩnh vực mà kinh doanh bán lẻ trực tuyến cũng không phải là lĩnh vực nằm ngoài xu thế hội nhập đó. Thị trường kinh doanh bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam là một thị trường tiềm năng với quy mô và số lượng khách hàng tham gia đông đảo luôn là nơi hấp dẫn các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hàng đầu trên thế giới tham gia. Các công ty thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới như mazon, Alibaba, Google, Ebay, v, v…đã lần lượt có mặt ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Xu hướng M&A (mua bán và sáp nhập) trong lĩnh vực CNTT và kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam trong năm tiếp theo sẽ sôi động hơn do các quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty thương mại điện tử lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam.
Thứ hai: Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với việc nhận thức của người tiêu dùng về kinh doanh bán lẻ trực tuyến chưa đồng đều, đồng thời môi trường xã hội và tập quán kinh doanh theo kiểu truyền thống vẫn còn phổ biến. Chính vì thế, việc triển khai thương hiệu trên môi trường trực tuyến mới chỉ thu
hút được một số lượng khách hàng nhất định. Số đông khách hàng vẫn còn e ngại khi mua hàng trực tuyến, có tới 80% người mua hàng trực tuyến tham gia khảo sát của Cục TMĐT & Công nghệ Thông tin cho biết, trở ngại lớn nhất đối với hoạt động mua hàng trực tuyến là chất lượng sản phẩm, 35% người mua hàng đề cập tới trở ngại giá không tốt, 30% nhắc đến dịch vụ logistic kém chất lượng, 28% lo ngại lộ thông tin cá nhân, 29% cho rằng khâu đặt hàng còn rắc rối, 19% chê nhiều website chưa chuyên nghiệp ( báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, 2017).
Thứ ba: Chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng và phát triển website thành một thương hiệu, thành một kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiêp. Mà các doanh nghiệp Việt Nam mới có sự đầu tư cho website như website thương mại điện tử hoặc một website thông thường theo đúng nghĩa mà chỉ mới dừng lại ở mức độ giới thiệu thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Website thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay thực chất chỉ gồm việc thiết lập một “showroom trên mạng” để giới thiệu về doanh nghiệp và đăng tải các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Tuy một số website đã thiết lập cơ chế để người tiêu dùng có thể, đăng nhập và đặt hàng qua hệ thống trên website hoặc email hoặc gọi điện thoại đến nhà cung cấp nhưng việc mua bán hiện nay chỉ thể hiện ở giai đoạn xem hàng và đặt hàng, còn các công đoạn khác vẫn tiến hành theo phương thức truyền thống.
Thứ tư: Hiện tượng lừa đảo của một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam đã tạo dư luận không tốt đối với người tiêu dùng và làm giảm lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua bán trực tuyến. Trong thời gian gần đây đã xảy một số vụ lừa đảo qua mạng, chủ yếu việc lừa đảo dưới hình thức bán hàng đa cấp qua mạng, giả mạo liên lạc, giả mạo giao dịch, cung cấp các sản phẩm kém chất lượng.