của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến hàng điện tử tại Việt Nam
Thứ nhất: nhìn chung về cơ sở hạ tầng đã được nâng cao cho việc kinh doanh trực tuyến thông qua website của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ như máy tính, các phần mềm giải pháp, ứng dụng và hệ thống mạng internet được nâng cao đường truyền đã được sử dụng một cách hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp. Việc đầu tư về CNTT không chỉ phục vụ cho các hoạt động kinh doanh bán lẻ trực tuyến mà còn phục vụ hiệu quả trong các ngành nghề khác.
Thứ hai, với xu hướng phát triển mạnh của thương mại điện tử nói chung và ngành kinh doanh bán lẻ nói riêng, thì nguồn nhân lực dành cho lĩnh vực kinh doanh trực tuyến đang được quan tâm và đầu tư phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Bên cạnh đó, công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ về CNTT cũng được chú trọng đầu tư, nhằm giữ lại những nguồn lực nhân sự chất lượng.
Thứ ba, các ứng dụng trên mobile phục vụ cho việc kinh doanh trực tuyến thông qua websie cũng được doanh nghiệp khai thác triệt để và hiệu quả nhất.
Thứ tư, ngoài xu thế khách hàng thanh toán qua chuyển khoản vẫn được sử dụng nhiều thì hiện nay việc thanh toán trực tuyến bằng thẻ tại các doanh nghiệp đã được quan tâm nhằm tạo thuật lợi cho người tiêu dùng và cũng là một nguồn lực dồi dào cho doanh nghiệp phát triển hệ thống.
Thứ năm, các yếu tố liên quan tới việc xây dựng thương hiệu website như tên miền (domain) hosting, địa chỉ email, ..v..v. cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm và định hướng ngay từ khi xây dựng website, điều này sẽ tạo ra hiệu quả cao trong quá trình phát triển thương hiệu website sau này.
càng tăng, doanh nghiệp đã nhận thức được và đã chủ động trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ mang tính pháp lý và một số yếu tố liên quan tới thương hiệu