doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong nền công nghiệp 4.0.
Cũng chẳng lạ gì khi nói thị trường Việt Nam được coi là một mảnh đất màu mỡ và hiện đang thu hút được khá nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư về các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội… Theo thống kê của “Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” do Công ty Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối với internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, đặc biệt là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau.
Không những thế Việt Nam là nước được biết có kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh và theo dự báo, đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đây cũng chính là một lợi thế của ngành bán lẻ di động, máy tính nói riêng và kéo theo đó là xu hướng mua bán online tại Việt Nam nói chung sẽ ngày một gia tăng.
Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến, chi tiêu của nhóm này đang chiếm một phần ba chi tiêu trên thương mại điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam. Cụ thể, tại các đô thị lớn, tỷ lệ dân số có sử dụng điện thoại lên đến 95%. Trong đó, 78% là sử dụng smartphone. Với những tiện ích từ smartphone mang lại, người sử dụng có thể truy cập mạng xã hội, đọc tin tức, chat và chơi game, ngoài ra với thời đại mọi thứ cũng đi lên thì người Việt Nam còn dùng smartphone để tìm để mua sắm mọi sản phẩm cần thiết, từ việc tìm thông tin sản phẩm, xem đánh giá bình luận và so sánh về giá
cả mỗi khi dự định mua một món hàng nào đó. Smartphone cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Rõ ràng, dịch vụ bán lẻ trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh với hỗ trợ của công nghệ số. Lấy một số ví dụ đơn giản về cách mạng công nghệ 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta trong tương lai gần.Ví dụ điển hình như trước đây sự bất tiện khi mua sắm dù trời mưa hay nắng thì bây giờ dù đang ở nhà bạn vẫn có thể mua sắm một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài việc mua sắm trực tuyến trên các website thì việc mua đồ qua facebook, zalo hiện nay cũng đã phổ biến với khá nhiều độ tuổi trong xã hội. Dù không có thống kê đầy đủ về tác động của mạng xã hội đối với ngành bán lẻ nhưng ta không thể phủ nhận được mức lan tỏa, độ ảnh hưởng của chúng trong tăng trưởng của ngành ngay từ bây giờ và trong tương lai. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, đây cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạng, lên website. Đưa những sản phẩm, dịch vụ chuẩn từ chất lượng đến giá cả đến khách hàng, đồng thời cũng có thể nhận lại những báo xấu, bình luận những điều mà khách hàng chưa hài lòng ở mỗi khâu, mỗi dịch vụ khác nhau. Đây cũng là một cách để các doanh nghiệp có thể tự nhìn ra những chỗ còn khuyết thiếu để bổ sung thêm hay để phát triển những điểm mạnh hơn.(tapchitaichinh.vn)
Kinh doanh trực tuyến với phương thức bán hàng đa kênh đã phát triển và trở thành hình thức phổ biến trên thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam, bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi các DN bán lẻ trong và ngoài nước đều hướng đến mô hình bán lẻ đa kênh với khoản đầu tư không nhỏ vào kênh bán lẻ trực tuyến. Đây là lời khẳng định của Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2017 – VOBF tổ chức tuần qua tại Hà Nội.Việt Nam, với hơn 54% dân số sử dụng internet cùng số lượng lớn người sử dụng các thiết bị thông minh được xem là thị trường tiềm năng để phát triển thương mại điện tử. Doanh số kinh doanh trức tuyến bán lẻ từ các công ty cho người tiêu dùng (B2C) của Việt Nam năm 2016 đã đạt 5 tỉ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong 5 năm tới,
thị trường kinh doanh trực tuyến B2C Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số. Đây là tiềm năng to lớn của thương mại điện tử đối với ngành bán lẻ Việt Nam. Đặc biệt, nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến tử giai đoạn 2016-2020, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, kinh doanh trực tuyến bán lẻ đạt 10 tỉ USD.
Theo báo cáo về tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam thì năm 2018 xu hướng chính của kinh doanh trực tuyến thông qua website là việc thanh toán trực tuyến, thanh toán di động, tiếp thị điều hướng thương mại mạng xã hội là những xu hướng chính của năm 2018. Cụ thể, các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng, tài khoản thanh toán trực tuyến dạng như Paypal, Payoneer …. sẽ phổ biến rộng rãi hơn, bên cạnh đó là các hình thức thanh toán trung gian thường gặp như Ngân lượng, Bảo kim, mono, ZaloPay… giúp cho người dùng thuận tiện hơn trong việc mua và bán và đồng thời tăng sức mua hàng và đơn hàng cho các shop bán hàng. Trong 1 đến 2 năm gần đây, việc bùng các trang mạng xã hội, việc các doanh nghiệp tận dụng các trang mạng xã hội để quảng cáo, tiếp thị và tạo sự liên kết với website doanh nghiệp cũng là việc nên làm, theo như nghiên cứu về thương mại điện tử năm 2018 thì có nhiều đơn vị tham gia và các trang mạng xã hội sẽ được tận dụng tối đa cho các hoạt động thương mại và kinh tế. Bằng chứng là nhiều công ty, doanh nghiệp lớn hiện nay đã đưa hoạt động chạy quảng cáo trên các mạng xã hội làm một phần chính trong các chiến dịch Marketing của họ.
3.1.2. Cơ hội xây dựng và phát triển thương hiệu website cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong nền công nghiệp 4.0
Môi trường kinh doanh trực tuyến mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức to lớn. Như bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, khi tham gia vào kinh doanh trực tuyến, các doanh nghiệp Việt Nam có được những thuận lợi cơ bản sau đây:
Thứ nhất: pháp luật thừa nhận và bảo vệ các hoạt động kinh doanh bán lẻ trực tuyến và nhãn hiệu của các doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến. Ngày 25/11/2005, Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và
có hiệu lực từ ngày 1/3/2006. Đây là một trong những nền tảng xây dựng lên khung chính sách và các qui phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh trực tuyến.
Thứ hai: các ứng dụng cho việc kinh doanh bán lẻ trực tuyến trên website đã trở lên phổ biến, việc thanh toán điện tử cũng đang dần hoàn thiện hơn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành “Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng” giai đoạn II vào 18/11/2008, triển khai toàn quốc từ quý II năm 2009. Việc phát triển mạnh về các phương tiện thanh toán mới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể mua sắm hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các hóa đơn một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua môi trường internet. Các ứng dụng trên điện thoại thông minh có sự liên kết với website cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh doanh trực tuyến qua website.
Thứ ba: đối với thị trường kinh doanh bán lẻ trực tuyến thông qua web thì việc được mở rộng hơn đem lại những cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trực tuyến, cũng như những thương hiệu mạnh khách có điều kiện vươn xa ra thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng thương hiệu web cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời họ cũng có điều kiện thuận lợi tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp. Môi trường internet cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển giao và tiếp nhận những công nghệ mới, với tốc độ nhanh hơn, có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các đơn vị nước ngoài về cách tổ chức và xây dựng website.
Thứ tư: đã có một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trực tuyến, đặc biệt là hàng điện tử điện máy đã thành công trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu website trên môi trường trực tuyến, điển hình như các doanh nghiệp: thegioididong.com, fptshop.com.vn , trananh.vn,…. Đã tạo ra niềm tin thương hiệu website cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tuyến. Và cũng đem lại rất nhiều bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp này trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu website.
Thứ năm: với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng lên, bên cạnh sự gia tăng số người sử dụng internet ở Việt Nam trong thời gian gần đây, cùng với số lượng người tham gia vào hoạt động mua bán trực tuyến thông qua website cũng tăng rõ rệt. Theo tổng cục thống kê, thì số người sử dụng internet năm 2017 có 49 triệu người đang sử dụng internet( Tổng cục thống kế, 2017). Trong số những người sử dụng internet thì đã có tới khoảng 23 triệu người thường xuyên tham gia hoạt động mua sắm trực tuyến. Đây có thể là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp này có thể triển khai mạnh mẽ hoạt động đầu tư và mở rộng về chất lượng sản phẩm, thị phần của mình trong thời gian tới.