Ảnh hưởng từ văn hóa dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng chính sách xã hội – nghiên cứu điển hình tại chi nhánh tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 67)

Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì vậy, sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên nền văn hóa kinh doanh của chi nhánh là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong chi nhánh đều mang nền tảng văn hóa dân tộc, nhận thức và làm việc theo các giá trị chung trong văn hóa dân tộc. Hoạt động của chi nhánh trải rộng phân tán trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhân viên đến từ cả 63 tình thành, đa địa phương bản sắc. Những tập tục, thói quen, nghi lễ, lối sống, tư tưởng tôn giáo, thu nhập của dân chúng, vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội…của từng địa phương đều có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của tổ chức. Việc cán bộ, nhân viên ứng xử với khách hàng cũng đã là vấn đề nóng trong suốt một thời gian dài, vì các đặc trưng cho Miền Bắc có thể sẽ không áp dụng được cho Miền Tây hoặc Tây Nguyên. Thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng khác nhau, cách nói năng ứng xử cũng khác nhau. Trong mỗi một điểm giao dịch có thể có cả nhân viên người Bắc, người Nam…do đó, việc từng người nhân thức và hành động theo đúng những giá trị văn hoá Ngân hàng CSXH dù nhiều thách thức nhưng lại là chìa khoá để thống nhất tư tưởng, hành động.

Những ảnh hưởng cụ thể như sau:

+ Ảnh hưởng đến tư tưởng: Người Việt Nam vốn dĩ rất chịu khó, cần cù, khéo léo và quan trọng hơn hết là tinh thần đoàn kết. Vì vậy mà trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh từ thời Bắc thuộc đến thời chống Pháp, chống Mỹ…Đến nay, tinh thần đoàn kết và cần cù, chịu thương chịu khó đó vẫn được phát huy trong chi nhánh.

Với hàng nghìn lao động đến từ 63 tỉnh thành, để thống nhất được quan điểm, tư tưởng, lãnh đạo NHCS đã có những chính sách hiệu quả, thiết thực, sát với thực tiễn văn hoá vùng miền, không làm thui chột những bản sắc riêng và có chung một nhận thức, mỗi người là một viên gạch để xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Vận dụng những giá trị tốt đẹp của người Việt, ban lãnh đạo NHCS đã dần dần tiếp cận và đã thổi hồn vào người lao động, dù là đến từ địa phương nào, nhưng tất cả đều bình đẳng, chung một lý tưởng, chung

một mái nhà. Tất nhiên, các chính sách của tổ chức khá linh hoạt, phù hợp với đại đa số người lao động, có cá thể hoá đến yếu tố vùng miền (từ mang mặc, xưng hô, ứng xử…), nhưng không đi chênh ra khỏi nền tảng tư tưởng NHCS.

+ Ngôn ngữ: Với 54 dân tộc anh em, ngôn ngữ nói phong phú và đa dạng, cũng là một khó khăn thách thức với NHCS, bởi lẽ hệ thống PGD đến tận huyện, có những huyện vùng sâu vùng xa, phục vụ chủ yếu cho bà con dân tộc. Vì thế NHCS đã có chính sách riêng, địa phương hóa đến từng siêu thị, tuyển chọn nhân viên biết nhiều thứ tiếng dân tộc. Đây cũng là phương châm có thể áp dụng với các thị trường nước ngoài về sau.

+ Văn hóa thờ cúng tổ tiên: Xuất phát từ văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt, NHCS cũng tổ chức xây dựng Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, được đặt ở tầng 5 của Hội sở và tại các Chi nhánh tỉnh, tổ chức khang trang, linh thiêng và thống nhất. Đứng trước anh linh của Bác, để biết ơn, để sống và làm việc tốt hơn là nét đẹp tâm linh trong tâm hồn người Việt. Hơn nữa, đó cũng là cách tạo nên một gia đình lớn NHCS, có nguồn cội, có hiện tại, đạt được những nhu cầu của CBNV trong thờ cúng tổ tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng chính sách xã hội – nghiên cứu điển hình tại chi nhánh tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)