Đẩy mạnh đưa văn hóa doanh nghiệp vào các hoạt động của Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng chính sách xã hội – nghiên cứu điển hình tại chi nhánh tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 86)

Một tổ chức chỉ duy trì được văn hóa của mình khi các vấn đề của nó được ứng xử căn cứ trên cơ sở văn hóa. Văn hóa của NHCS chỉ có thể lan tỏa và có ý nghĩa khi nó thường xuyên được sử dụng, đưa vào hoạt động hàng ngày. Cán bộ, công nhân viên chỉ hiểu được giá trị thực sự của văn hóa khi các giá trị văn hóa ấy xuất hiện một cách thường xuyên trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của chi nhánh. Nếu chi nhánh chỉ điều chỉnh, bịt các lỗ hổng hệ thống bằng các quy trình, quy định thì bộ máy chắc chắn sẽ trở nên thận trọng, cứng nhắc.

Quá trình phát triển nhanh là điều bắt buộc trong môi trường cạnh tranh hiện nay, nhưng đều phải soi xét, quy chiếu bằng hệ thống triết lý, nền tảng văn hoá của

chi nhánh, tránh việc lạm dụng những mệnh lệnh hành chính đơn thuần. Các kế hoạch, mục tiêu, chương trình hành động và các đơn vị đều phải tính đến yếu tố văn hoá và tính lan toả, bền vững của tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện. Có nghĩa, các kế hoạch, mục tiêu đều phải tính toàn toàn diện các yếu tố con người, những ai làm, được trao quyền đến đâu; tổ chức làm thế nào, các yếu tố phương tiện đảm bảo, sự hỗ trợ, phối hợp; việc đánh giá, chế tài thưởng phạt ra sao…

Các hoạt động thi đua, cần thay đổi cách làm (do còn một số phong trào, đặc biệt của các tổ chức quần chúng, phát nhưng chưa động, còn hơihình thức) theo hướng phải tạo ra giá trị, bán hàng, phát triển khách hàng, tạo ra doanh thu tăng thêm, tiết kiệm chi phí…phải đưa ra được con số cụ thể, đo đếm được, đánh giá được. Nói đi đôi với làm, nói được làm được, mạnh dạn trao quyền cho cấp dưới, cán bộ, nhân viên cùng làm, cùng chia sẻ tháo gỡ khó khăn…là những giá trị văn hoá cần được thể hiện trong đời sống hàng này.

Việc triển khai thắng lợi các phong trào thi đua, huy động được tất cả nguồn lực, trí tuệ, sức sáng tạo của từng thành viên, cũng chính là việc đưa văn hoá tổ chức vào cuộc sống. Kết thúc các phong trào, phải làm tốt công tác sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, thưởng phạt rõ ràng, những tấm gương sáng trong lao động sản xuất cần được vinh danh, ghi nhận và truyền thông. Ngoài những phần thưởng xứng đáng về vật chất, việc vinh danh, ghi nhận và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến là một việc làm thể hiện văn hoá vì con người của chi nhánh.

Các lỗi hệ thống, đồng thời với việc phân tích, xử lý theo quy trình, cũng luôn phải được phân tích dưới góc độ văn hoá, hiện tượng, nguyên nhân xảy ra lỗi để có những ứng xử văn hoá đúng với triết lý của tổ chức trong từng tình huống cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng chính sách xã hội – nghiên cứu điển hình tại chi nhánh tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)