Hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến và dự trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực thành phố hà nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 91 - 92)

Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho các vùng trồng rau an toàn trên địa bàn TP Hà Nội đang thiếu đồng bộ, bởi không đủ kinh phí để xây dựng nhà sơ chế, đường điện, giao thông thủy lợi nội đồng. Để khắc phục những bất cập này, nhiều địa phương đã đầu tư một số hạng mục công trình, thế nhưng do quy mô nhỏ, chắp vá, có nơi bị bỏ hoang nên không thể phát huy hiệu quả. Thực trạng này đã gián tiếp gây khó khăn cho việc tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Để giải quyết các khó khăn trên, các khu vực, các vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn cần phải đầu tư đồng bộ cho vùng rau an toàn từ đường điện, giao thông thủy lợi nội đồng đến nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm. Đối với chính quyền, sở, ngành liên quan tham mưu Thành phố tiếp tục hỗ trợ cho vùng trồng rau an toàn nằm trong quy hoạch. Tạo điều kiện vay vốn sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ thời gian trung hạn, dài hạn với lãi suất thấp để các hợp tác xã có nguồn vốn quay vòng sản xuất.

Các địa phương khi lập dự án quy hoạch vùng trồng rau an toàn cần lựa chọn vùng tập trung diện tích lớn và điều kiện thuận lợi để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng. Một số hợp tác xã tiêu thụ rau an toàn khi đầu tư nhà sơ chế phải phù hợp với quy mô sản xuất và chủng loại sản phẩm. Tùy theo điều kiện của từng vùng, chủng loại rau, thời vụ gieo trồng để đầu tư nhà màng, nhà lưới, mái che kiên cố hoặc bán kiên cố có quy mô phù hợp.

Bên cạnh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến, Thành phố Hà Nội cần chú trọng vào đầu tư các trung tâm dự trữ sản phẩm rau an toàn. Các trung tâm dự trữ này sẽ góp phần điều phối và làm giảm ảnh hưởng của các biến động về sản lượng sản xuất, biến động về nhu cầu rau an toàn của thị trường.

Thành phố cần đầu tư các trung tâm dự trữ tại 3 khu vực có sản lượng sản xuất rau an toàn lớn như: khu vực huyện Gia Lâm, Thanh Trì, khu vực huyện Đông Anh và khu vực huyện Hoài Đức, Từ Liêm. Quản lý dự trữ tại các trung tâm trên cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Số lượng dự trữ tại các trung tâm phải được theo từ khâu đầu vào, khâu bảo quản ngoài ra phải theo dõi nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, khả năng cung ứng của các nhà sản xuất để đảm bảo ổn định nguồn hàng. Xác định đúng mức tồn kho tối thiểu, tối đa cho từng loại sản phẩm để đảm bảo an toàn với những biến động của thị trường.

Trong khâu bảo quản phải tổ chức tốt kho, bến bãi, thực hiện đúng các chế độ bảo quản cho từng loại sản phẩm. Đảm bảo quản lý chặt chẽ về chất lượng, quy cách phẩm chất của từng loại sản phẩm rau an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực thành phố hà nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)