2.4.1 Các thành phần tham gia vào phân phối rau an toàn
Sơ đồ 2-2: Chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn hiện nay
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu, tổng hợp)
Nhà sản xuất
Doanh nghiệp chế biến, phân phối
Hợp tác xã. Thương lái
Chợ truyền thống Siêu thị, cửa
hàng
Chú thích:
Dòng sản phẩm, dịch vụ Dịng thơng tin
Phân phối sản phẩm rau an toàn phức tạp hơn rất nhiều so với phân phối các sản phẩm khác do bản chất dễ hỏng của sản phẩm, sự biến động cao trong nhu cầu và giá cả, mức độ quan tâm của người tiêu dùng về an toàn, chất lượng thực phẩm và phụ thuộc lớn vào điều kiện khí hậu
- Phân phối trung gian
Thương lái là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Trong chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn, cả hợp tác xã và thương lái đều thu mua trực tiếp từ các nhà sản xuất (hộ nông dân, doanh nghiệp) và bán lại cho các đại lý, doanh nghiệp chế biến khác hoặc người tiêu dùng.
- Hệ thống bán lẻ
Hà Nội đã có đến 411 chợ các loại (Bộ Công Thương, 2016), chúng được phân bố rải rác khắp các quận, huyện, rất thuận tiện cho việc tiếp cận. Song gần đây có một số chợ mới đưa vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao, nhất là các chợ xây dựng theo mơ hình chợ mới như chợ Hàng Da, Phùng Khoang… Còn một số chợ thuộc các quận mới quá chật trội so với nhu cầu, ví dụ, chợ Ngọc Lâm, số người họp chợ lớn gấp 10 lần so với số chỗ quy hoạch.
Siêu thị đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội năm 1993, số lượng siêu thị tại Hà Nội luôn ở trạng thái gia tăng và tính đến tháng 6/2014 đã có 156 siêu thị (Sở Công Thương Hà Nội, 2014). Từ 13 điểm bán rau tại siêu thị vào năm 2002, khảo sát đã thống kê được 187 điểm bán tại siêu thị vào tháng 6/2017. Chúng phân bổ khá đồng đều tại các quận nội thành và đã có mặt tại một số huyện ngoại thành. Đây là các yếu tố rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển kênh tiêu thụ rau chất lượng.
2.4.2 Thực trạng quản trị phân phối rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội
Theo kế hoạch “số: 19/KH-UBND” về việc duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Phát triển, quản lý được 50 chuỗi cung cấp RAT trên địa bàn Hà Nội. Hình thành khu vực bán rau RAT có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại 4 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, gồm; chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân, chợ đầu mối Phía Nam, chợ đầu mối Minh Khai. Hình thành 1000 điểm bán rau an toàn (tại chợ dân sinh, khu dân cư) tiêu thụ RAT của 50 chuỗi (bảng 2.4).
Thực trạng áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản trị phân phối sản phẩm rau an tồn của Hà Nội vẫn cịn đang ở mức sơ khai. Công tác đặt hàng chủ yếu thông qua giao dịch qua điện thoại trực tiếp, công tác xử lý đơn hàng vẫn sử dụng cách truyền thống là ghi chép bằng sổ lưu trữ hoặc bằng file excel trên máy tính. Với thực trạng trên sẽ gây khó khăn cho công tác điều phối của Thành phố Hà Nội khi khơng có được sự chia sẻ, tiếp cận dữ liệu bán hàng, dữ liệu về người tiêu dùng. Do các khó khăn trên, cơng tác quản trị phân phối rau an toàn của Thành phố Hà Nội trên thực tế là chưa được thực hiện. Hiện nay, việc phân phối rau an toàn vẫn do thị trường quyết định, điều này dẫn đến thực trạng tại một số thời điểm thị trường thiếu hụt nguồn cung dẫn đến giá cả tăng cao. Hoặc tại một số thời điểm thị trường dư thừa nguồn cung dẫn đến giá rau an toàn bị sụt giảm.
Bảng 2-4: Dự kiến các chuỗi cung cấp rau an toàn giai đoạn 2017 - 2020
TT Tên tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi
Địa chỉ
1 Công ty cổ phần kinh tế Thiên
Trường
thôn Chúc Đồng, xã Thuỵ Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
2 Công ty TNHH SXTT số 5 thôn
Đầm
thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
3 HTX SXTTCBSPNNAT Vân Nội thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
4 HTX SXTT RAT Minh Hiệp thôn Thố Bảo, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
5 Công ty TNHH Thế Công thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
6 HTX SXTT RAT Đạo Đức - Vân
Nội
xóm Tây, xã Vân Nội - huyện Đông Anh
7 C.ty TNHH sản xuất và chế biến
RAT Ba Chữ
8 HTX Khải Hưng thôn Tằng My, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.
9 HTX SXCB rau an tồn Thành Cơng xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
10 HTX SXTT rau an toàn Bắc Hồng thôn Quan Âm, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Hà
Nội.
11 Công ty CP rau quả Trung Thành thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
12 Xí nghiệp Bắc Hà xã Nam Hồng - huyện Đông Anh
13 Công ty TNHH Aki Việt Nam Km số 5 Thăng Long - Nội Bài, xã Nam Hồng, huyện
Đông Anh, Hà Nội.
14 HTX NN Vân Côn xã Vân Cơn, huyện Hồi Đức, Hà Nội.
15 HTX NN Tiền Lệ xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
16 Công ty TNHH Chế biến rau, củ, quả an tồn Quang Vinh
xã Vân Nội, huyện Đơng Anh, Hà Nội.
17 HTX KDDV thương mại tổng hợp
Đại Lan
thơn Đại Lan, xã Dun Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
18 HTX DVNN Yên Mỹ xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
19 Công ty CPSXNS Hà Nội thơn Đại Lan, xã Dun Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
20 Cơng ty cổ phần đầu tư Giao Long thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
21 Công ty TNHH Thực phẩm Thọ An xã Thư Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội.
22 Cơng ty cổ phần Gtech Việt Nam xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội.
23 Cơng ty TNHH rau Liên Phương xã Liên Phương, huyện Thường Tín, HN.
24 Công ty TNHH thực phẩm Nhật Thu thơn Ba Lăng, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội.
25 HTX DVTHNN xã Đặng Xá xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
26 HTX DVNN Đông Dư xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
27 Công ty cổ phần thực phẩm San Nam xã Vân Hồ, huyện Ba Vì, Hà Nội.
28 Công ty cổ phần sản xuất và kinh
doanh thực phẩm Vinh Hà
xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
29 Công ty cổ phần tia sáng thế giới xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
30 C.ty CP ĐTPT Phú Đức xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
31 HTX DVNN Đông Xuân xã Đơng Xn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
32 Hội nơng dân xã Thanh Xuân xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
33 HTX NN Phú An thôn Phú An, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
34 HTX NN Vân Phúc xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
35 Công ty cổ phần nông phẩm công
nghệ cao An Việt
xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
36 Cơng ty CPCB RCQ an tồn Hapro xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ, HN.
38 C.ty CP XNK Nông lâm sản thực phẩm Đông Nam Á
phường Lĩnh Nam, quận Hồng Mai, HN 39 Cơng ty cổ phần thương mại và phát
triển Bình An
phường Yên Sở, quận Hồng Mai, HN
40 Cơng ty TNHH Thảo Diệp Số 22 ngõ 28 đường Thanh Đàm - quận Hồng Mai, Hà
Nội.
41 HTX Nơng nghiệp Hương Ngải xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, HN
42 Công ty TNHH Minh Nga thôn 9, xã Thạch Hồ, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
43 Cơng ty TNHH khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc
xóm Phẳn, xã n Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội. 44 Công ty TNHH NN MTV đầu tư và
PTNN Hà Nội
tổ dân phố Văn Trì, phường Minh Khai, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
45 Công ty TNHH MTV thực phẩm
Tiến Đạt
phường Tây Tựu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
46 Cơ sở kinh doanh rau củ quả sạch
Bảo Hân
tổ dân phố Trung, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
47 HTX dịch vụ Hịa Bình phường Yên Nghĩa - Hà Đông
48 Công ty TNHH thương mại và phát triển Thảo Nguyên
xã Đông Cao, huyện Mê Linh, Hà Nội.
49 Công ty TNHH công nghệ xanh
Hưng Phát
Lô 27/7 khu đơ thị Nam Trung n, phường n Hồ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
50 Công ty TNHH Thành Phương Số 175 tổ 7, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội.
(Nguồn: Ủy Ban nhân dân Thành phố Hà Nội. 2017)
Theo số liệu điều tra, có 75% lượng người tiêu dùng tiếp cận thông tin sản phẩm rau an toàn qua mạng internet, khoảng 61% trong tổng số này cũng tiếp cận thơng tin qua truyền hình. Chỉ có khoảng 15% số lượng người tiêu dùng tiếp cận thông tin sản phẩm rau an toàn qua báo giấy. Điều này phản ánh đúng thực trạng về xu hướng ngày càng sử dụng nhiều mạng internet của người dân. Do đó, các doanh nghiệp phân phối sản phẩm rau an toàn cần định hình, thiết kế lại hệ thống phân phối. Xây dựng hệ thống mạng internet để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin, dễ dàng đặt hàng, mua bán.
Cũng theo số liệu điều tra, chợ truyền thống là nơi người tiêu dùng thường mua sản phẩm rau an toàn nhất, chiếm tới 64%. 16,5% người tiêu dùng thường mua rau an toàn trong các siêu thị, trong khi đó 11,5% thường mua trong các cửa hàng. Điều này cho thấy việc Thành phố Hà Nội chỉ tập trung phát triển các kênh phân
phối vào các siêu thị, cửa hàng là chưa đủ. Thói quen người tiêu dùng vẫn lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua bán phổ biến nhất, do đó Thành phố xây dựng các kênh phân phối cần phải gắn liền với chợ truyền thống nhằm đa dạng các kênh phân phối và tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng nhất.
Nhận xét:
Thành phố Hà Nội đã quan tâm xây dựng các kênh phân phối như là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn. Tuy nhiên, việc chỉ tập trung vào các kênh phân phối như siêu thị và cửa hàng đã làm hạn chế việc tiếp cận của người tiêu dùng với sản phẩm rau an tồn. Do thói quen của người tiêu dùng Hà Nội vẫn lựa chọn chợ truyền thống là chủ yếu.
Công tác điều phối cung cấp sản phẩm rau an toàn của Thành phố Hà Nội chưa được thực hiện một cách rõ ràng. Hà Nội chưa xây dựng được các kênh thông tin đủ nhanh, đủ mạnh để liên kết các nhà sản xuất, chế biến và nhà phân phối để chia sẻ thông tin, kịp thời tiếp cận các chỉ đạo điều tiết của Thành phố. Công tác điều phối nguồn cung cấp sản phẩm rau an toàn vẫn do thị trường tự quyết định, do đó tại một số thời điểm Hà Nội bị thiếu hụt hoặc dư thừa sản phẩm rau an toàn.
2.5 Đánh giá chung quản trị chuỗi cung ứng rau an toàn khu vực Hà Nội