1.2.1 Tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Khái niệm công nghiệp 4.0 (industry 4.0) hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lần đầu tiên được đề cập trong bản kế hoạch hành động chiến lược cơng nghệ cao được Chính phủ Đức thơng qua vào năm 2012, là một thuật ngữ bao gồm một loạt các cơng nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo.
Công nghiệp 4.0 về cơ bản là một kế hoạch chi tiết cho việc số hóa chuỗi giá trị từ nhà máy đến khách hàng. Nó kết hợp các hoạt động logistics, sản xuất, cơng nghệ thông tin, kỹ thuật… để từ đó số hóa các hoạt động kinh doanh. Công nghệ bao gồm: Internet kết nối vạn vật - Internet of Things (IOT) và Interner của dịch vụ - Internet of Services (IOS), từ đó tạo ra các nhà máy thơng minh và các mơ hình kinh doanh mới.
Đây được xem là làn sóng mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp. Giống như các cuộc cách mạng trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn đem lại các lợi ích hết sức to lớn. Cơng nghệ hiện đại giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí hợp lý hơn.
1.2.2 Tác động của cách mạng 4.0 đến quản trị chuỗi cung ứng
Trong tương lai, lĩnh vực cung ứng sẽ có nhiều thay đổi với những lợi ích lâu dài về tính hiệu quả và năng suất dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0. Chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc giảm, hệ thống logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, từ đó làm cho chi phí kinh doanh được giảm thiểu. Tất cả những yếu tố đó sẽ mở ra những thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tồn cầu.
Tuy nhiên, cơng nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thay đổi lớn đối với chức năng kinh doanh của mình, bao gồm cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng, mặc dù những tác động này có thể khơng ngay lập tức như
với các lĩnh vực khác. Theo Simon Jacobson, thuộc hãng phân tích Gartner, đã chỉ ra bốn tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuỗi cung ứng:
- Nhà máy thơng minh: Quy trình sản xuất tự động và linh hoạt được tích hợp với khách hàng và các đối tác (xây dựng dựa trên cơ sở tiếp cận mạng lưới và dữ liệu di động) làm thay đổi vòng đời sản phẩm, sẽ tác động đến việc bố trí nhà máy hiện tại, thay đổi phương thức thiết kế sản phẩm, chiến lược marketing và cả hệ thống phân phối của doanh nghiệp.
- Internet of Services: Việc quản lý dịch vụ thông qua công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ thông qua mạng Internet sẽ tạo ra các mơ hình kinh doanh mới, các kênh phân phối mới và phá vỡ thiết kế chuỗi cung ứng hiện tại.
- Dữ liệu lớn (Big data): Không chỉ là dây chuyền sản xuất hoặc các nhà máy, hệ thống dữ liệu lớn và các phân tích dự báo được sử dụng linh hoạt trong cả quá trình sản xuất kinh doanh, điều này sẽ gây thêm nhiều áp lực lên các tổ chức để có thể sử dụng các dữ liệu này một cách tối đa và hiệu quả.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao: Sự gia tăng của các nhà máy thông minh trong tương lai khiến nguồn nhân lực sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất. Điều này khiến nhu cầu sử dụng lao động có chất lượng tăng cao, địi hỏi các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải cải thiện kỹ năng và năng lực.
1.2.3 Tổng quan về chuỗi cung ứng 4.0
Chuỗi cung ứng 4.0 ứng dụng vạn vật kết nối (Internet of Things), sử dụng robot tiên tiến và ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong quản lý chuỗi cung ứng: đặt cảm biến trong mọi thứ, kết nối mạng lưới ở mọi nơi, tự động hóa và phân tích mọi thứ để cải thiện đáng kể hiệu suất và sự hài lịng của khách hàng.
Số hóa chuỗi cung ứng cho phép các cơng ty giải quyết các yêu cầu mới của khách hàng, những thách thức về phía nhà cung cấp cũng như những kỳ vọng còn lại trong việc cải thiện hiệu quả. Số hóa tạo ra sự đột phá và địi hỏi các công ty phải suy nghĩ lại cách thiết kế chuỗi cung ứng của họ. Trong khi đó, sự mong đợi của khách hàng đang tăng lên: các xu hướng trực tuyến gần đây đã dẫn đến sự mong đợi về dịch vụ gia tăng kết hợp với đơn đặt hàng chi tiết hơn. Sự minh bạch nhờ vào
trực tuyến và sự dễ dàng truy cập vào vô số các lựa chọn liên quan đến địa điểm mua sắm và mặt hàng mua sắm đang thúc đẩy cạnh tranh của các chuỗi cung ứng.
Hình 1-1: Chuỗi cung ứng 4.0
(Nguồn: https://www.mckinsey.com)
Chuỗi cung ứng 4.0 (Supply Chain 4.0) sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của quản lý chuỗi cung ứng. Điều này được thể hiện rõ qua các hoạt động sau:
- Hoạt động dự báo nhu cầu
Dự báo nhu cầu chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ chủ yếu được hưởng lợi từ dữ liệu lớn và phân tích nâng cao cũng như từ việc tự động hóa cơng việc tri thức. Hai địn bẩy với tác động đáng kể là "phân tích dự đốn trong dự báo nhu cầu" và "chu trình lập kế hoạch khép kín".
Phân tích dự đoán trong dự báo nhu cầu phân tích hàng trăm đến hàng ngàn biến số ảnh hưởng đến nhu cầu (ví dụ: thời tiết, xu hướng từ mạng xã hội, dữ liệu cảm biến) với phương pháp tiếp cận mạng và máy học để phân tích và mơ hình hóa các mối quan hệ phức tạp và đưa ra chính xác dự báo nhu cầu chi tiết. Những công
nghệ mới này cho phép cải thiện đáng kể độ chính xác dự báo nhu cầu, thường giảm 30% đến 50% lỗi dự báo.
- Dòng chảy vật lý
Logistics sẽ có một bước thay đổi lớn thông qua kết nối tốt hơn, phân tích nâng cao, sản xuất thêm và tự động hóa tiên tiến, chiến lược đổi mới quản lý hàng tồn kho và nhà kho. Các giao diện dễ sử dụng như thiết bị đeo sẵn đã cho phép các chỉ dẫn dựa trên địa điểm cho người lao động, hướng dẫn quá trình lấy sản phẩm. Các robot tiên tiến có thể có những ảnh hưởng đáng kể tương đương với năng suất của con người trong nhà kho.
Các phương tiện vận tải thông minh và tự vận hành sẽ dẫn đến việc giảm chi phí vận hành và xử lý sản phẩm đáng kể, đồng thời giảm thời gian vận chuyển (lead time) và chi phí mơi trường. Tự động hóa kho trở nên tồn diện hơn nhiều, với một số kho được liên kết đầy đủ với các điểm sản xuất, do đó tồn bộ q trình được thực hiện mà không cần sự can thiệp thủ công.
- Hoạt động quản lý hiệu suất
Quản lý hiệu suất cũng đang thay đổi rất nhiều, quản lý hiệu suất đang trở thành một quy trình hoạt động thực sự xử lý các ngoại lệ trong thời gian thực (real- time) và cải tiến liên tục chứ không phải là một nhiệm vụ tổng hợp thông tin trở về trước trên cơ sở hàng tháng hoặc hàng quý. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật khai thác dữ liệu (data mining) và máy học (machine learning), hệ thống quản lý hiệu suất cải tiến này có thể xác định nguyên nhân gốc rễ của ngoại lệ bằng cách so sánh nó với một bộ các chỉ số cơ bản được xác định trước hoặc bằng cách tiến hành phân tích dữ liệu khổng lồ (big data). Sau đó, hệ thống có thể tự động kích hoạt các biện pháp đối phó, chẳng hạn như bằng cách kích hoạt đơn đặt hàng bổ sung (replenishment) hoặc thay đổi hàng tồn kho an toàn hoặc các định dạng thông số khác trong hệ thống lập kế hoạch.
- Hoạt động quản lý đơn hàng
Quản lý đơn đặt hàng được cải thiện thông qua một loạt các biện pháp: xử lý đơn đặt hàng tự động, tích hợp hệ thống đặt hàng với quy trình sẵn có (vailable-to- promise – ATP) và lập kế hoạch lại theo thời gian thực cho phép xác nhận đơn hàng
cùng ngày qua việc xây dựng lại ngay lập tức lịch trình sản xuất và nhu cầu đặt hàng bổ sung (replenishment) có xem xét tất cả các trở ngại. Kết quả ròng là chi phí giảm (thơng qua tự động được tăng lên), độ tin cậy được cải thiện (thông qua phản hồi chi tiết) và kinh nghiệm của khách hàng tốt hơn (thông qua phản hồi ngay lập tức và đáng tin cậy).
- Hoạt động hợp tác trong chuỗi cung ứng
Đám mây chuỗi cung ứng (supply chain cloud) hình thành nên cấp độ tiếp theo của sự cộng tác trong chuỗi cung ứng. Các đám mây chuỗi cung ứng là các chuỗi cung ứng chung giữa khách hàng, công ty và nhà cung cấp, mang lại một cơ sở hạ tầng logistics chia sẻ hoặc thậm chí các giải pháp lập kế hoạch chung. Đặc biệt trong các mối quan hệ phi cạnh tranh, các đối tác có thể quyết định giải quyết các nhiệm vụ của chuỗi cung ứng với nhau để tiết kiệm chi phí hành chính và học hỏi lẫn nhau.
Sự cộng tác trong chuỗi giá trị cho phép hàng tồn kho thấp hơn nhiều thông qua việc trao đổi các dữ liệu lập kế hoạch đáng tin cậy. Nó cũng giảm thời gian (lead time) nhờ vào thơng tin tức thì trong tồn bộ chuỗi, đồng thời cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm và khả năng phản ứng nhanh với những sự gián đoạn ở bất cứ đâu.