Báo cáo về mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của Dell

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực thành phố hà nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 60 - 65)

(Nguồn: http://www.forrester.com/rb/research)

Báo cáo này chỉ rõ về những tiêu chí và chỉ số tương ứng về: quản lý những phản hồi trực tuyến và những cuộc đối thoại của khách hàng đạt được 88%, trả lời được 80% những phản hồi của khách hàng, cải tiến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng đạt hiệu quả 64% hay là tạo mối quan hệ cộng đồng lâu dài với khách hàng đạt đến 36%.

- Bài học về quản trị rủi ro hiệu quả:

Một yếu tố giúp Dell thành công là quản trị rủi ro bằng cách xây dựng các phương án dự phịng để đối phó với những bất chắc xảy ra trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng. Chính đặc tính tốc độ nhanh và sự linh hoạt lại giúp Dell định đoạt bất kỳ sự đổ vỡ nào và giúp nó giải quyết nhanh chóng. Dell đã xây dựng một sự giao tiếp liên tục, 24 giờ mỗi ngày với các nhà sản xuất linh kiện ở Đài Loan, Trung Quốc và Malaysia, và các đối tác vận chuyển của Dell cũng luôn báo trước khả năng đình cơng hoặc đình trệ 6 tháng trước khi nó xảy ra. Thậm chí, hãng đã từng điều một “nhóm đặc nhiệm” gồm 10 chuyên gia về logistics tới cảng Long Beach, thuộc California và các cảng khác; họ phối hợp tại hiện trường với mạng các công ty dịch vụ vận chuyển và giao nhận để xây dựng kế hoạch đối phó với tình trạng khẩn cấp.

Khi lực lượng đặc nhiệm xác nhận rằng mọi hoạt động đình trệ đã chắc chắn xảy ra, Dell ngay lập tức chuyển sang phương án khác. Công ty này đã thuê 18 chiếc 747 của UPS, Northwest Airlines, China Airlines và một số hãng hàng không khác. Mỗi chiếc 747 có thể vận chuyển được lượng linh kiện đủ để lắp ráp 10 ngàn máy PC. Việc đấu thầu dành được những chiếc máy bay ngày một căng thẳng và lên tới mức 1,1 triệu đô la cho một chuyến bay một chiều từ Châu Á đến Bờ Tây nước Mỹ. Nhưng do Dell đã ký hợp đồng từ trước, nên mức chi phí thuê máy bay chỉ ở 500 ngàn đô la một chiếc. Hơn nữa, Dell làm việc với các nhà cung cấp của mình tại Châu Á để đảm bảo rằng linh kiện được giao ra các cảng hàng không Shanghai và Taipei đúng thời hạn. Dell luôn cố gắng đảm bảo máy bay của mình tới Mỹ và quay trở về trong vòng 33 tiếng, điều này sẽ giúp chi phí ở mức thấp nhất và chuỗi cung ưng ln hoạt động trơn tru.

Trong khi đó, Dell ln có người của mình hiện diện tại mọi cảng và terminal. Tại Châu Á, các chuyên gia về vận tải này luôn bảo đảm các linh kiện của Dell sẽ được xếp lên sau cùng và do đó chúng sẽ được dỡ xuống sớm nhất khi tới Mỹ. Và phép thử lớn nhất xảy ra khi các cảng được mở trở lại và các công ty phải đánh vật với hàng ngàn container hàng bị dồn ứ. Ngay lập tức, lực lượng đặc nhiệm của Dell đã dự báo trước tính huống đầy khó khăn này. Mặc dù Dell có linh kiện máy tính ở trên hàng trăm container nằm rải rác trên 50 con tàu khác nhau, nhưng nó có thể biết chính xác khi nào mỗi linh kiện được lưu chuyển và nó là một trong những cơng ty đầu tiên dỡ hàng và nhanh chóng chuyển tới các nhà máy tại Austin và Nashville. Quả thực, Dell đã thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi: cơng ty này có thể tồn tại sau một cuộc đình cơng làm đình trệ chuối cung ứng trong vịng 10 ngày với một lượng tồn kho chỉ trong khoảng 72 giờ, và dĩ nhiên công ty không bao giờ làm trễ lơ hàng nào của khách hàng.

TĨM TẮT CHƢƠNG 1

Để làm cơ sở lý luận trong việc phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội ở Chương 2. Học viên đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Quản trị chuỗi cung ứng là những thao tác nhằm tác động đến các hoạt động của chuỗi cung ứng để đạt được kết quả mong muốn. Các hoạt động bao gồm: hoạt động dự báo nhu cầu, hoạt động tìm kiếm nguồn cung ứng, hoạt động lập kế hoạch, hoạt động quản lý hàng hóa lưu kho, hoạt động quản trị sản xuất và hoạt động quản trị phân phối. Quá trình quản trị 6 hoạt động trên có vai trị quan trọng đối với q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả và năng suất của chuỗi cung ứng. Chi phí vận chuyển và thơng tin liên lạc giảm, hệ thống logistics trở nên minh bạch hơn. Tất cả các yếu tố trên mở ra khái niệm mới về quản trị chuỗi cung ứng 4.0. Ứng dụng vạn vật kết nối (Internet of Things), sử dụng phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và số hóa chuỗi cung ứng cho phép các công ty đáp ứng các yêu cầu mới của khách hàng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tình trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội

2.1.1 Tình trạng sản xuất rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội

Sản xuất RAT mới được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Tuy là một phân ngành có vị trí rất khiêm tốn trong cơ cấu diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây hàng năm, nhưng sản xuất RAT lại có vai trị đặc biệt quan trọng. Ở Thủ đô, nhu cầu về RAT là rất lớn, bởi vì quy mơ dân số đơng và quan trọng hơn là mức sống của một bộ phân dân thành thị ngày càng được nâng cao, gần 90% người tiêu dùng tại Thủ đô đánh giá RAT là quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Và đa số người dân đều chấp nhận mua RAT với mức giá cao hơn rau thơng thường từ 10 - 20% thậm chí đến 50%. vì thế, RAT có thị trường tiêu thụ rộng lớn và bền vững. Từ đặc điểm này, RAT sẽ là một sản phẩm chun mơn hóa quan trọng của Thành phố Hà Nội.

Việc sản xuất RAT được phát triển khá mạnh trên địa bàn của nhiều huyện, xã với các mơ hình sản xuất gắn với tiêu thụ đã thu hút đông đảo người lao động, mặc dù số lao động này địi hỏi phải có trình độ ở mức độ nhất định để sản xuất RAT. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế đang từng bước được cải thiện. Giá trị thu được từ sản xuất rau theo quy trình sản xuất RAT đạt mức trung bình 200 - 250 triệu đồng/ha/năm (lãi bình quân 80 - 100 triệu đồng/ha/năm).

Bảng 2-1: Diện tích canh tác, năng suất, sản lượng rau của TP. Hà Nội năm 2017

Tiêu chí Số lượng

Rau đại trà Rau an tồn

Chun sản xuất Khơng chun Chun sản xuất Khơng chun Diện tích canh tác (ha) 11.651 3.248 6.298 1.8 305

Năng suất trung bình

(tấn/ha gieo trồng) 20,5 20,5 19,5 19,5

Sản lượng (tấn) 639.803

264.382 213.649 142.851 18.921

478.031 161.772

Năm 2017 Hà Nội có khoảng 12 nghìn ha rau các loại, trong đó diện tích chun rau là 5,1 nghìn ha (với hệ số sử dụng đất trung bình là 3,5 vụ/năm), diện tích rau khơng chun đạt hơn 6,6 nghìn ha (với hệ số sử dụng đất bình quân 1,5 vụ/năm). Trong số 5,1 nghìn ha, RAT có 171 ha rau VietGAP và 17 ha rau hữu cơ. RAT đạt năng suất 19,5 tấn/ha/vụ và cho sản lượng gần 162 nghìn tấn. Về mùa vụ, rau có thể được trồng nhiều vụ trong năm. Ở Hà Nội, người ta trồng rau quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính, đó là vụ mùa và vụ đơng xuân. Vụ mùa kéo dài từ tháng tư đến tháng tám hàng năm và chiếm khoảng 1/3 diện tích rau cả năm của Thành phố. Sở dĩ rau vụ mùa có tỉ trọng thấp là do những hạn chế về thời tiết trong mùa hè, về đất cũng như các giống rau thích hợp. Vụ đơng xn là vụ rau chính, bắt đầu từ tháng chín đến tháng ba năm sau. Thuận lợi cơ bản của vụ này là thời tiết thích hợp với nhiều loại rau, trong đó có hàng loạt rau cao cấp (như súp lơ, bắp cải...) và ít bị sâu bệnh. Do đó, rau vụ đơng xn chiếm hơn 2/3 diện tích của Hà Nội với nhiều chủng loại và chất lượng tốt hơn hẳn so với rau vụ mùa. RAT tập trung nhiều nhất tại các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Oai, Đơng Anh, Gia Lâm, Thanh Trì…; trong đó, có một số mơ hình tập trung, khép kín sản xuất và tiêu thụ đang phát triển tốt như mơ hình tại xã Văn Đức, Đặng Xá (Gia Lâm), xã Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), xã Vân Cơn, Tiền Lệ (Hồi Đức), xã Nam Hồng (Đơng Anh), xã Lĩnh Nam (Thanh Trì).

Về hiệu quả kinh tế, giá trị thu được từ sản xuất RAT trung bình ở mức 200 - 250 triệu đồng/ha/năm. Riêng tại các vùng trồng che phủ nylon, nhà lưới trồng rau trái vụ đã đạt 3 - 5 vụ/năm (rau cải 5 vụ, su hào 3 vụ), thu nhập tăng thêm 600 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất đạt 1 tỉ đồng/ha/năm, có diện tích đạt 2 tỉ đồng/ha/năm (Yên Viên - Gia Lâm), tổng giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỉ đồng/năm, tương đương 30.000 ha lúa/vụ. Giá trị sản xuất RAT cao hơn sản xuất rau thường từ 10 - 20%.

Mức lãi bình quân của sản xuất RAT là 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Ở một số địa phương được đầu tư khép kín và ứng dụng tốt các thành tựu về khoa học công nghệ, mức lãi đạt cao hơn (150 - 200 triệu đồng/ha/năm). Cá biệt, có những xã như Lĩnh Nam (Thanh Trì) hay Vân Nội (Đông Anh), trên một số diện tích nhất định

trồng rau ăn lá ngắn ngày và rau cao cấp thì mức lãi lên tới 300 - 350 triệu đồng/ha/năm.

(Nguồn: Lê Mỹ Dung. Tạp chí khoa học Tập 14, Số 2 (2017): 149-157)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực thành phố hà nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)