Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực thành phố hà nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 99)

Thông tin – tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của phát triển bền vững sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội. Để phát huy những lợi thế của công tác thông tin - tuyên truyền, Hà Nội cần tập trung các nhiệm vụ sau:

Đầu tư thỏa đáng cho công tác tuyên truyền về ý nghĩa của việc sản xuất và tiêu dùng RAT.

Tiếp tục đẩy mạnh và có nghiên cứu để đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và chuyên nghiệp.

Tiếp tục phát huy sức mạnh của các đài phát thanh tại địa phương (huyện, xã) trong vai trò hướng dẫn, khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích RAT. Đồng thời cũng sử dụng kênh tuyên truyền này để hạn chế các hành vi vi phạm quy định, làm ảnh hưởng đến sản xuất - tiêu thụ RAT chung ở địa phương.

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục thường kỳ hàng tuần để nâng cao chất lượng tuyên truyền, chuyển tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm chuyển tải kịp thời các nội dung của những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất - tiêu thụ RAT đến các đối tượng quan tâm, đi sâu vào khuyến cáo người tiêu dùng, người sản xuất tích cực ủng hộ để phát triển chương trình nâng cao nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng.

Bằng nhiều hình thức như hội thảo, tập huấn, tuyên truyền bằng hình ảnh cụ thể tại các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội - chính trị… để tuyên truyền, định hướng cho người tiêu dùng:

Những hiểu biết và nhận thức về RAT đối với vấn đề bảo vệ sức khoẻ của từng con người và của cả cộng đồng. Hướng dẫn cụ thể để người tiêu dùng RAT trở thành người tiêu dùng thông thái. Có ý thức trong việc ứng xử đối với chủ trương phát triển bền vững RAT của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Dựa vào những cơ sở lý thuyết của Chương 1 và những phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội của Chương 2. Nội dung của Chương 3, tác giả đã đưa ra một số đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm bắt kịp xu hướng phát triển trong tương lai.

Nhóm giải pháp hoàn thiện cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội bao gồm: Xây dựng nguồn cung ứng giống rau bền vững, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và dự trữ.

Nhóm giải pháp áp dụng công nghệ trong quản trị chuỗi cung ứng bao gồm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dự báo nhu cầu sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị sản xuất. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị phân phối sản phẩm rau an toàn.

Nhóm giải pháp khác bao gồm: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản trị chuỗi cung ứng. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin về sản phẩm rau an toàn.

KẾT LUẬN

Rau an toàn nói riêng, rau xanh và các loại củ, quả nói chung là nguồn thực phẩm quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho con người mỗi ngày. Tuy nhiên, việc người tiêu dùng hiện nay có được sử dụng các loại thực phẩm quan trọng này với chất lượng đảm bảo tươi sạch và an toàn hay không đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt.

Đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau an toàn theo phong trào thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Đã có những mô hình tổ chức sản xuất, sơ chế, kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn ở các địa phương khá thành công. Song trên thực tế, vấn đề sản xuất và cung ứng rau an toàn hiện nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ theo truyền thống, chưa quy hoạch thành vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh. Chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ rau an toàn một cách đồng bộ, người tiêu dùng chưa phân biệt được đâu là sản phẩm rau an toàn, chưa tiếp cận được với nguồn cung ứng tin cậy. Do đó, sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau an toàn chưa đạt được hiệu quả cao.

Để giải quyết các vấn đề trên, một trong những vấn đề cần chú trọng là quản trị chuỗi cung ứng và tạo dựng các mối liên kết trong chuỗi, giữa các nhà sản xuất với nhau và với khách hàng. Trong khi đó, các nghiên cứu thực tế về quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn không nhiều, đặc biệt là trên một địa bàn Thành phố như Hà Nội. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.

Sau quá trình nghiên cứu, luận văn đã thu được các kết quả như sau

Về mặt lý luận: luận văn đã đưa ra các lý luận cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn, chuỗi cung ứng 4.0 và tác động của nó đến quản trị chuỗi cung ứng để bắt kịp xu hướng phát triển của tương lai. Hệ thống hóa các cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng một cách chính xác.

Về mặt thực tiễn: luận văn đã tìm hiểu về thực trạng tham gia của các thành phần vào chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn và thực trạng quản trị chuỗi cung

ứng đó. Dựa vào các công trình nghiên cứu đáng tin cậy đã được công bố trên các thông tin đại chúng, luận văn đã chỉ ra thực tế mức độ các nhà sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tham gia vào chuỗi cung ứng như thế nào, mức độ áp dụng công nghệ trong chuỗi ra sao. Sau đó, dựa trên các cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, luận văn tìm ra và khái quát các ưu điểm và hạn chế của việc quản trị, tìm ra nguyên nhân và các yêu cầu tiên quyết để tối giảm các hạn chế, phát huy các ưu điểm.

Luận văn còn đạt được kết quả lớn khi đưa ra các giải pháp thực tế, có khả năng thực hiện cho các thành phần trong chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn ở Thành phố Hà Nội. Các giải pháp đó là: về mặt hoàn thiện cấu trúc chuỗi cung ứng – (1) xây dựng nguồn cung ứng giống rau bền vững, (2) hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến và dự trữ. Về mặt ứng dụng công nghệ tiên tiến – (1) ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dự báo nhu cầu rau an toàn, (2) ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị sản xuất rau an toàn, (3) ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị phân phối. Về các giải pháp khác – (1) phát triển nguồn nhân lực quản trị chuỗi cung ứng, (2) đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về rau an toàn.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những điều còn hạn chế, luận văn cần tiếp tục được phát triển theo hướng như sau: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn để các thành phầm tham gia vào chuỗi chủ động kiểm soát bên cạnh việc áp dụng các giải pháp tiên tiến và các ứng dụng công nghệ có sẵn trên thị trường.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, khả năng nghiên cứu và thời gian còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Người nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và các cá nhân.

Để hoàn thành luận văn và cả quá tình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hải cùng các thầy cô giáo trong khoa và các nhà chuyên môn. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Nguyễn Công Bình, Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống Kê, 2008. 2. Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN

ngày 28/01/2008 ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn, Hà Nội 2008.

3. Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quyết định số 5391/QĐ-BNN-TT ngày 26/12/2016 về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội 2016.

4. Đỗ Kim Chung, Nông nghiệp thông minh: các vấn đề đặt ra và định hướng cho nghiên cứu và đào tạo, Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 16, số 7: 707 - 718, Hà Nội, 2018.

5. CMC Corporation, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đề xuất hợp tác với viện/trường đại học, Hà Nội 2017.

6. Lê Mĩ Dung, Thực trạng và giải pháp sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2015, Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, tập 14, số 2: 149 - 157, TP. Hồ Chí Minh, 2017.

7. Nguyễn Thành Hiếu, Quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2015.

8. Michael Hogos, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, NXB tổng hơp HCM, 2010. 9. Michael Hugos, Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng, NXB Alpha Books, 2018. 10. Đinh Thu Hương, LOGISTICS VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP4.0: Cơ HỘI VÀ THÁCH THỨC, 2018.

11. Nguyễn Thị Tân Lộc, Đỗ Kim Chung, Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 13, số 5: 850 - 858, Hà Nội, 2015.

12. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/01/2016 duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn

13. VECO Việt Nam, Thói quen tiêu dùng, mối quan tâm và ưu tiên của người mua rau tại Hà Nội, 2016. https://vietnam.rikolto.org

14. VietGAP: DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM, Sổ tay hướng dẫn áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP chuỗi sản xuất rau, quả tươi, Hà Nội 2013.

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

15. Adeyemi John, Retail Supply Chain, Challenges and Prospects, www.Jamki.Fi, 2011.

16. Christopher, Logistics and Supply Chain Management, Prentice Hall Financial Times, 2005.

17. Dmitry Ivanov, Alexander Tsipoulanidis, Jörn Schönberger, Global Supply Chain and Operations Management. A Decision-Oriented Introduction to the Creation of Value

18. Kenneth Lyson, Brian Farrington, Procurement and Supply Chain Management, Pearson Education Ltd, 2016

19. McKinsey&Company, Supply Chain 4.0 – the next-generation digital supply chain. https://www.mckinsey.com

20. Michael Hugos, Essentials of Supply Chain Management, Ch.1: Basic Concepts of Supply Chain Management, tr.1 – tr.41, John Wiley & Sons, Inc, 2003.

21. Michael Hugos, Essentials of Supply Chain Management, Ch.2: Supply Chain Operations: Planning and Sourcing, tr.43 – tr.76, John Wiley & Sons, Inc, 2003. 22. Michael Hugos, Essentials of Supply Chain Management, Ch.3: Supply Chain Operations: Making and Delivering, tr.77 – tr.101, John Wiley & Sons, Inc, 2003. 23. Paul A. Myerson, Supply Chain and Logistics Management Made Easy:

Methods and Applications for Planning, Operations, Integration, Control and Improvement, and Network Design

24. Wisner, Tan, Leong, Principles of Supply Chain management: A Balanced Approach, tr.39, SouthWestern, 2009

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Phụ lục 3

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Khảo sát về chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực Thành phố Hà Nội)

Kính chào Quý Anh (chị)! Cuộc điều tra này làm mục đích nghiên cứu đề xuất nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của Quý Anh/Chị. Mọi thông tin do Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối và chỉ sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu. Xin Anh/Chị trả lời bằng cách đánh dấu (x) hoặc khoanh tròn vào phương án thích hợp và điền vào chỗ trống.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1: Thông tin chung

1. Họ và tên Anh/Chị: ... Điện thoại: ... 2.Độ tuổi củaAnh/Chị: ...tuổi

3. Anh/Chị là cá nhân hay doanh nghiệp sản xuất, chế biến rau an toàn

Cá nhân Doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp chế biến

PHẦN 2: Mối quan tâm đến sản phẩm rau an toàn

1. Anh/Chị có tự trồng rau tại nhà để phục vụ cho gia đình hay không?

Có Không 2. Anh/Chị thường mua rau an toàn ở đâu

Chợ truyền thống Cửa hàng

Siêu thị

3. Anh/Chị cảm nhận như thế nào về mức độ an toàn của sản phẩm rau xanh nói chung

Rất lo lắng Lo lắng Tin tưởng Rất tin tưởng 4. Anh/Chị tiếp cận thông tin về sản phẩm rau an toàn qua kênh nào?

Truyền hình Báo giấy Internet

5. Anh/Chị có sẵn lòng trả giá cao hơn để mua sản phẩm rau an toàn hay không?

Không sẵn lòng Không chắc chắn

PHẦN 3: Thông tin về quản trị chuỗi cung ứng của sản phẩm rau an toàn

Xin Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới về quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình (DN).

1. Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý về các nội dung liên quan đến quản trị nguồn hàng và quan hệ với nhà cung cấp.

Tiêu chuẩn Không Ý kiến khác

1.1. DN có bộ phận/người phụ trách thu mua

1.2. DN có quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập

1.3. DN có nhiều nhà cung ứng

1.4. DN có mối quan hệ hợp tác lâu dài với NCC

1.5. DN quan tâm đến vấn đề quản trị quan hệ với NCC

1.6. DN có quan tâm đến khả năng của NCC

1.7. DN có chia sẻ dữ liệu liên quan đến hàng hóa cho các NCC

2. Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý về các nội dung liên quan đến công tác quản trị phân phối. Tiêu chuẩn Không Ý kiến khác 2.1. DN có đội ngũ vận tải riêng, chuyên nghiệp

2.2. DN có sử dụng dịch vụ vận tải thuê ngoài

2.3. DN có tổng kho trên một địa bàn

2.4. DN có đầu tư vào giải pháp quản lý kho

3. Anh(chị) vui lòng cho biết mức độ đồng ý về các nội dung liên quan đến quản trị hệ thống thông tin của DN

Tiêu chuẩn Không Ý kiến khác

3.1. DN coi trọng vấn đề áp dụng công nghệ thông tin trong

quản trị

3.2. DN sử dụng dịch vụ thuê ngoài về giải pháp quản trị thông

tin

3.3. DN có hệ thống trực tuyến chia sẻ dữ liệu trong DN

3.4. DN có chia sẻ dữ liệu điện tử với các DN khác

3.5. DN có kinh oanh qua kênh thương mại điện tử hoặc mạng

xã hội

3.6. DN sẵn sàng chi thêm kinh phí đầu tư vào hệ thống thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực thành phố hà nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)