Tổng quan về chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực thành phố hà nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 41 - 45)

1.3.1 Khái niệm về sản phẩm rau an toàn

Theo Quyết định ban hành quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả, chè an toàn của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 có giải thích rõ: “Rau, quả an tồn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an tồn thực phẩm quy định tại Phụ lục 3 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN”. (Bộ Nơng nghiệp & PTNT, 2008)[5]

Ngồi khái niệm sản phẩm rau an toàn được thực hiện theo quy trình VietGAP, trên thực tế sản phẩm rau an tồn cịn được sản xuất theo nhiều phương thức khác như: rau hữu cơ, rau thủy canh

Rau hữu cơ: là loại rau được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên.

Trong q trình canh tác khơng sử dụng đến phân bón hóa học, khơng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khơng phun thuốc kích thích sinh trưởng, khơng sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen. Người trồng rau được đào tạo chuyên sâu về cách trồng, chăm sóc và bảo quản rau. Đất trồng và nguồn nước tưới được lựa chọn không bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen,…) không bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.

Rau thủy canh: là loại rau được canh tác trong điều kiện không sử dụng đất

trồng mà được trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Chọn lựa mơi trường tự nhiên thích hợp cho rau phát triển là sự sử dụng những chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của rau. Tránh được ảnh hưởng của cỏ dại, côn trùng và bệnh lý nhiễm từ đất. Rau thủy canh không phải sử dụng thuốc trừ cỏ dại, trừ sâu bệnh, khơng tích lũy chất độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm rau thủy canh là sản phẩm an toàn, hoàn toàn sạch đồng nhất.

1.3.2 Giới thiệu về VietGAP cho rau an toàn

Theo Quyết định ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 84/2008/QĐ-BNN, ngày 28/07/2008 có giải thích rõ: “Quy trình thực hành nơng nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dung, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành”.

Nhà sản xuất là cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, sơ chế rau đăng ký chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) cho rau an toàn.

VietGAP là một quy trình được áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả,

ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển mua bán rau, quả. Những mối nguy cơ này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an tồn, mơi trường và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh muốn cung cấp rau an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và được chứng nhận.

Như vậy, ngày nay việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) không những nhằm nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.

1.3.3 Chuỗi cung ứng sản phẩm rau an tồn điển hình

Hiện nay, bên cạnh nhiều nghành hàng nơng nghiệp có thế mạnh như: lúa gạo, cà phê, cao su… thì ngành sản xuất rau quả đang từng bước vươn lên, từ cải tiến cách thức sản xuất đến nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh, hướng tới mục tiêu là mặt hàng nông sản thiết yếu nâng cao chất lượng đời sống xã hội. Trong q trình đó, các chuỗi cung ứng rau an tồn (RAT) đã được hình thành, tuy nhiên cịn đơn giản và có ít tác nhân tham gia. Việc sản xuất và tiêu thụ bên cạnh những thuận lợi cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức. Bản chất rau quả chứa nhiều nước nên dễ bị hư hỏng, trong khi sản phẩm của RAT đòi hỏi tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Mặt khác, quy mơ sản xuất RAT cịn manh mún, đơn lẻ. Các mơ hình mới chỉ triển khai điển hình chứ chưa nhân rộng, các mối liên kết, sự tương tác giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng còn yếu. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới việc giảm chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi ích kinh tế của từng tác nhân trong chuỗi cũng như khó khăn trong phát triển, mở rộng quy, diện tích sản xuất.

Sơ đồ 1-4: Chuỗi cung ứng rau an tồn điển hình

(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu, tổng hợp)

Cung cấp đầu vào sản xuất Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ Tiêu dùng

Trong chuỗi cung ứng sản phẩm rau an tồn điển hình hiện nay ở Việt Nam, thường có 6 thành phần tham gia, bao gồm:

- Các nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất

Bao gồm cung cấp nguồn cây giống, hạt giống rau. Cung cấp vật phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất. Ngoài ra, nguồn cung này còn cung cấp các dịch vụ cho sản xuất như: dịch vụ tài chính, tư vấn các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn.

- Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là thành phần tham gia trực tiếp vào các khâu, công đoạn sản xuất rau an toàn như: chuẩn bị khu sản xuất, canh tác làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Các nhà sản xuất này còn tham gia vào các quá trình như sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm rau an toàn.

- Người thu gom

Thành phần người thu gom là thành phần điển hình cho chuỗi cung ứng nơng sản hiện nay ở Việt Nam. Những người này sẽ thu gom trực tiếp sản phẩm rau an toàn từ các nhà sản xuất. Sau đó bảo quản và vận chuyển sản phẩm đến các thành phần tiếp theo.

- Nhà bán buôn

Nhà bán buôn là thành phần tiếp theo liên kết giữa những nhà sản xuất, người thu gom với những nhà bán lẻ. Các nhà bán buôn sẽ thực hiện phân loại, lưu trữ sản phẩm rau tồn, sau đó sẽ vận chuyển và phân phối trực tiếp đến các nhà bán lẻ.

- Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ là các siêu thị, cửa hàng, các kiot trong chợ truyền thống tham gia vào quá trình phân phối trực tiếp sản phẩm rau an toàn đến người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng

Là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn. Người tiêu dùng bao gồm các nhà ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, các cá nhân, hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm rau an toàn khu vực thành phố hà nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)