Mô hình APT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để đo lường lợi suất kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ (Trang 43 - 48)

1.3.4.1. Mô hình APT một yếu tố

Mô hình đơn giản nhất là mô hình một nhân tố. Để triệt tiêu cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thì hệ số α (alpha) của một danh mục đa dạng hóa phải bằng 0.

Mô hình một nhân tố diễn tả lợi suất của chứng khoán i (tức E(Ri) hay Ri) chịu sự tác động của một nhân tố. Nhân tố này thường được xem là nhân tố thị trường và nhà đầu tư không thể đa dạng hóa. Với 𝛽i là mức độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với nhân tố thị trường. Như vậy, mô hình APT một nhân tố được biểu diễn dưới dạng:

E(Ri) − Rf = βi (RM – Rf) Trong đó:

E(Ri) là lợi suất kỳ vọng của chứng khoán i;

β𝑖 là mức độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với nhân tố thị trường; Rf là lợi suất phi rủi ro;

RM là lợi suất của thị trường.

Công thức trên giống với công thức của mô hình CAPM ở chỗ chỉ có một nhân tố là nhân tố thị trường. Ta tìm được mối quan hệ lợi nhuận và yếu tố rủi ro thị trường giống như mô hình CAPM mà không cần phải có các giả định về tiếp cận danh mục thị trường và điều kiện cân bằng. Đây là mô hình APT vì được thiết lập chỉ bằng cách dựa vào điều kiện không có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá.

1.3.4.2. Mô hình APT hai yếu tố

Theo mô hình hai yếu tố, lợi suất của cổ phiếu có thể giải thích bằng công thức:

E(Ri) = Rf + βiX (RX – Rf) + βiY (RY – Rf) + Ɛi

Trong đó:

X, Y là các yếu tố ảnh hưởng tới lợi suất của cổ phiếu, ứng với đó lần lượt: RX và RY là giá trị của các yếu tố X, Y;

βiX và βiY là độ nhạy của chứng khoán i với yếu tố X hoặc Y, hay hệ số chỉ sự biến động của lợi nhuận chứng khoán i khi yếu tố X hoặc Y thay đổi 1 đơn vị;

Ɛi là sai số.

1.3.4.3. Mô hình APT đa yếu tố

Dựa theo nguyên tắc tương tự nhưng khi chúng ta đề cập đến nhiều hơn hai nhân tố bằng cách thêm các yếu tố khác vào phương trình của mô hình hai nhân tố chúng ta sẽ có được mô hình đa nhân tố có tính tổng quát hơn cả. Mô hình đa nhân

tố cho rằng giá cả/lợi suất chứng khoán thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố chứ không riêng gì một hoặc hai nhân tố.

E(Ri) = Rf + ∑𝑛 (𝛽𝑖𝑗. 𝑅𝑃𝑗)

𝑗=1 + Ɛi

Trong đó:

βij là độ nhạy của chứng khoán i với yếu tố j; RPj là phần bù rủi ro/giá trị của yếu tố j so với Rf.

Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi suất chứng khoán, theo APT, là các nhân tố vĩ mô. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm thế nào cô lập các nhân tố có liên quan với nhau thành một nhân tố mạng tính chất đại diện cho cả nhóm các nhân tố. Vấn đề này có thể giải quyết được nhờ công cụ phân tích nhân tố (factor analysis) mà các phần mềm thống kê hiện nay đều có.

Cách tiếp cận khác là dựa vào lý thuyết và kết quả kiểm định của một số nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, Richard Roll và Stephen A. Ross nghiên cứu và cho rằng có 5 nhân tố quan trọng quyết định lợi nhuận cổ phiếu là:

- Sự thay đổi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng; - Sự thay đổi bất ngờ của tỷ lệ lạm phát;

- Sự thay đổi bất ngờ của tình hình sản xuất trong ngành;

- Sự thay đổi bất ngờ của chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu xếp hạng thấp và trái phiếu xếp hạng cao;

- Sự thay đổi bất ngờ chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu ngắn hạn và trái phiếu dài hạn.

Ba yếu tố đầu ảnh hưởng đến dòng tiền tệ thu nhập của công ty, do đó, ảnh hưởng đến cổ tức và tốc độ gia tăng cổ tức. Hai yếu tố sau cùng ảnh hưởng đến giá trị thị trường hoặc tỷ suất chiết khấu.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nền kinh tế hay chính bản chất cổ phiếu mà có thể có nhiều yếu tố khác. Có thể xét tới là:

- Rủi ro chu kỳ kinh doanh; - Rủi ro niềm tin nhà đầu tư;

- Biến động lãi suất ngắn hạn

- Thay đổi sự chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn; - Sự thay đổi trong giá vàng hoặc giá các kim loại quý khác; - Sự thay đổi giá yếu tố đầu vào quan trọng (dầu mỏ, …); - Sự thay đổi tỷ giá hối đoái;

- …

Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới biến động và lợi suất chứng khoán mà còn tác động qua lại lẫn nhau.

Hình 2. Tác động qua lại giữa một số yếu tố ảnh hưởng giá cổ phiếu

(Nguồn: TS. Nguyễn Minh Kiều, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 2006 – 2007)

Tình hình KTQT Chính sách ngân sách Chính sách tiền tệ Tình hình nền kinh tế Tình hình toàn ngành Tình hình doanh nghiệp Tình hình thị trường chứng khoán Rủi ro doanh nghiệp (beta) Chênh lệch do rủi ro thị trường Chênh lệch do rủi ro doanh nghiệp Lợi suất phi

rủi ro Dòng tiền kỳ vọng

của doanh nghiệp

Giá cổ phiếu Lợi suất kỳ vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để đo lường lợi suất kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ (Trang 43 - 48)