Quy trình nghiên cứu và vận dụng mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để đo lường lợi suất kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ (Trang 51 - 52)

Sauk hi hệ thống lại kiến thức lý thuyết về mô hình APT, tác giả lập ra quy trình nghiên cứu và vận dụng mô hình nêu trên để đo lường lợi suất kỳ vọng của chứng khoán bao gồm 06 bước như sau:

- Bước 1: Thu thập dữ liệu

Dữ liệu tác giả thu thập theo tháng tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng cho tất cả các đại lượng trong phạm vi 05 năm từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018 bao gồm các số liệu về chuỗi chỉ số thị trường VN-Index, giá cổ phiếu có điều chỉnh tác động của các sự kiện, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá vàng SCJ, giá đồng Đô-la Mỹ (USD), lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất phi rủi ro thị trường Việt Nam tại thời điểm tính toán.

Thực chất, các yếu tố vĩ mô nêu trên chưa phải toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng tới biến động giá cổ phiếu và lợi suất kỳ vọng của chứng khoán, thậm chí sẽ có những yếu tố chỉ có tác động gián tiếp/ít tác động. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhân tố đưa vào mô hình phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có của dữ liệu, minh bạch thông tin còn hạn chế theo điều kiện hiện tại của thị trường Việt Nam.

Tác giả sử dụng dữ liệu đã thu thập được ở Bước 1 để tính toán tỷ suất lợi tức của từng cổ phiếu Ri, tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường RM, lợi suất của vàng SCJ, Đô-la Mỹ, biến động của CPI, biến động lãi suất thị trường liên ngân hàng theo thời gian.

- Bước 3: Ước lượng hệ số beta của các cổ phiếu Ri đối với từng nhân tố vĩ mô trong mô hình bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Kiểm định biến động yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến lợi tức và giá cổ phiếu hay không để xác định biến cần có hay loại bỏ khỏi mô hình.

- Bước 4: Đo lường phần bù phần bù rủi ro/giá trị (RPj) của yếu tố vĩ mô j so với tỷ suất lợi tức phi rủi ro (Rf).

Để tính được phần bù rủi ro/giá trị của yếu tố vĩ mô j, từ chuỗi số liệu về lợi suất và biến động các nhân tố vĩ mô đã tính được ở bước 2, ta tính được lợi suất trung bình của nhân tố vĩ mô (Rj), từ đó áp dụng công thức RPj = Rj – Rf để tìm phần bù. Cụ thể cách tính các đại lượng nêu trên sẽ được nêu trong các phần dưới về vận dụng mô hình lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để đo lường lợi suất kỳ vọng của các cố phiếu

- Bước 5: Đưa các đại lượng vừa tính được áp dụng công thức mô hình APT để ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu.

- Bước 6: Thuyết minh, phân tích và đánh giá kết quả thu được từ việc áp dụng mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để đo lường lợi suất kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ (Trang 51 - 52)