Ưu và nhược điểm của mô hình APT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để đo lường lợi suất kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ (Trang 48 - 49)

1.3.5.1. So sánh mô hình CAPM và mô hình APT

Tuy CAPM và APT khác nhau về cách tiếp cận ban đầu, nhưng có thể nhận thấy CAPM thực chất chỉ là một hình thức đặc biệt, thực chất là đơn giản nhất, của APT khi chỉ sử dụng một biến duy nhất là mức đền bù rủi ro thị trường. Cả mô hình CAPM và APT đều sử dụng các yếu tố rủi ro hệ thống và không xét rủi ro phi hệ thống.

Tuy có R2 sẽ không cao bằng APT nhưng mô hình CAPM được sử dụng rộng rãi hơn ở các thị trường phát triển do mô hình đã được phát triển một cách hoàn chỉnh và nhất quán.

Về điểm khác nhau, mô hình APT cho phép đưa vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau để tăng cường mức độ thích hợp với những ngành kinh tế đặc thù vào những giai đoạn cụ thể còn CAPM chỉ xét một biến duy nhất là mức đền bù rủi ro cho tập hợp chứng khoán thị trường. Bên cạnh đó, mô hình APT không đòi hỏi nhiều giả định và có thể lựa chọn trong số các biến quan sát được còn CAPM đòi hỏi nhiều giả định chặt chẽ phải có một tập hợp chứng khoán thị trường nhất định.

1.3.5.2. Ưu điểm của mô hình APT

Như đã nêu trên, chính điểm khác biệt của APT so với CAPM là một ưu thế của nó:

- Trong khi mô hình CAPM chỉ đưa ra xét một biến duy nhất là mức đền bù rủi ro cho tập hợp chứng khoán thị trường (𝑅M − 𝑅𝑓), APT cho phép đưa vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau để tăng cường mức độ thích hợp với những nền kinh tế đặc thù và vào những giai đoạn cụ thể.

- APT không đòi hỏi nhiều giả định và có thể lựa chọn trong số các biến quan sát được.

- Độ thích hợp thể hiện ở chỉ số R2. Khi được xây dựng với các yếu tố thỏa đáng, APT luôn luôn có R2 cao hơn CAPM. Cụ thể hơn, đối với một cổ phiếu riêng biệt, APT cho thấy các yếu tố rủi ro chỉ giải thích được khoảng 25% dao động của cổ phiếu. Lý do là có đến 75% dao động được giải thích bởi các yếu tố rủi ro phi hệ

thống. Đối với các tập hợp chứng khoán đa dạng hóa, APT có thể cho thấy trên 90% dao động được giải thích bởi các yếu tố rủi ro. Phần còn lại (dưới 10%) là do tác động của các rủi ro phi hệ thống và do các yếu tố không được đưa vào mô hình.

1.3.5.3. Nhược điểm của mô hình APT

Một nhược điểm lớn nhất của mô hình APT là không xác định được đâu là các biến độc lập chuẩn xác nhất mà chỉ để cho người dùng tùy ý lựa chọn các yếu tố rủi ro. Tùy theo khả năng và ý định của người dùng, những tập hợp yếu tố khác nhau có thể cho độ chính xác khác nhau. Thậm chí tùy điều kiện nền kinh tế có mức độ công bố thông tin khác nhau, thiếu hụt thông tin đầu vào có thể đưa tới kết quả khác nhau hoặc không chính xác. Trong khi đó, mô hình CAPM xét một biến xác định và nhất quán, thông tin luôn sẵn có và thống nhất hơn.

APT là một nguồn thông tin đối với nhà quản trị năng động. Mô hình này có tính linh hoạt. Tuy nhiên, nếu tất cả các nhà quản trị năng động có cùng thông tin như nhau thì APT sẽ không có giá trị.

Bên cạnh đó, mô hình APT có thể giúp dự báo tỷ suất sinh lợi mong đợi của chứng khoán nhưng khó khăn của mô hình này là không nói cho nhà quản trị biết cách nào để thực hiện các dự báo đó. Chính nguyên nhân này mà mô hình được gọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để đo lường lợi suất kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ (Trang 48 - 49)