Những thành tựu bước đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) cho các ngân hàng thương mại kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại việt nam (Trang 90 - 92)

7. Kết cấu đề tài

3.3.1. Những thành tựu bước đầu

Sau hơn một năm chính thức triển khai thí điểm Basel II tại Việt Nam và 3 năm chuẩn bị, mặc dù chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam chính thức triển khai quy trình ICAAP song với những nỗ lực trong việc nâng cao công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế của các ngân hàng với sự định hướng của NHNN cũng đã bước đầu ghi nhận được những thành tựu như sau:

Một là, khung pháp lý về an toàn vốn bước đầu tiệm cận với tiêu chuẩn theo

thông lệ quốc tế

Cơ quan quản lý nhà nước đã đứng ra chỉ đạo và đưa ra lộ trình rõ ràng cho việc thực hiện Basel II đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và quy trình ICAAP cũng là một nội dung nằm trong lộ trình đó.

Về an toàn vốn trong NHTM, mặc dù chưa thực sự toàn diện về mặt nội dung

song với việc NHNN ban hành thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt Thông tư 36) đã dần tiếp sát các tiêu chuẩn quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn tối hiểu. Theo đó, thông tư đã điều chỉnh toàn diện các giới hạn, hạn chế, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định là 9% và được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro với các hệ số rủi ro theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%.

Về chất lượng quản lý nội bộ của các TCTD, thông tư 36 cũng đã ban hành

một số quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy định nội bộ về quản lý thanh khoản… Việc tuân thủ các quy định đảm bảo chất lượng quản lý nội bộ sẽ giúp cho việc tuân thủ và thực hiện quy trình ICAAP về sau được thuận lợi hơn.

Về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tư 44/2011/TT-NHNN ban hành ngày

chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thể hiện sự kịp thời trong khâu thiết lập khung pháp lý của nhà nước trước yêu cầu thực hiện quản trị rủi ro và đặc biệt nhấn mạnh đến công tác quản lý rủi ro nội bộ theo yêu cầu của Basel II.

Hai là, các ngân hàng đã có sự đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin

Có thể nói đây được ghi nhận là một trong những điểm sáng khi nhìn vào quá trình thực hiện Basel II nói chung và tiến tới áp dụng quy trình ICAAP tại các NHTM Việt Nam. Dù chưa ngân hàng nào thực sự áp dụng được quy trình ICAAP vào hệ thống quản trị rủi ro song không thể không ghi nhận sự nỗ lực của các ngân hàng đối với việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, làm tiền đề cho việc thiết lập và thực hiện quy trình ICAAP được hiệu quả. Ví dụ: Dự án nâng cấp Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Sacombank), Giải pháp chuẩn hóa Basel II triển khai xây dựng thành công hệ thống dữ liệu phục vụ quản trị rủi ro, tập trung hóa chức năng khởi tạo khoản vay và thu hồi nợ (VIB Bank), Xây dựng và triển khai các Datamart, hệ thống tín vốn theo Basel II (BIDV), Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng EWS (Vietinbank…)

Ba là, đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống báo cáo MIS và kho dữ liệu toàn

hệ thống phục vụ công tác quản trị điều hành

Thực tế cho thấy đa số các ngân hàng thực hiện triển khai thí điểm Basel II đều đã và đang đẩy mạnh và hoàn thành việc xây dựng hệ thống báo cáo MIS kết hợp với kho dữ liệu tập trung Datawarehouse. Ví dụ: BIDV, MB, Vietinbank… Việc xây dựng hệ thống báo cáo MIS và kho dữ liệu toàn hàng là công cụ quan trọng tạo tiền đề cho việc triển khai và thực hiện quy trình ICAAP, giúp đảm bảo được tính chính xác và thống nhất của nguồn dữ liệu.

Bốn là, tích cực hiện đại hóa công tác quản trị rủi ro, thu hẹp khoảng cách và

tiếp cận chuẩn quốc tế

Kể từ năm 2014 đến nay, 10 ngân hàng triển khai thí điểm Basel đã rất tích cực hiện đại hóa các quy trình và mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế, hợp tác với các hãng tư vấn nước ngoài để phân tích khoảng cách và đề ra các biện pháp thực hiện thu hẹp khoảng cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) cho các ngân hàng thương mại kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại việt nam (Trang 90 - 92)