7. Kết cấu đề tài
3.3.2. Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã và đang triển khai Basel II và một số ngân hàng đã có một số những cấu phần của ICAAP như một số chính sách quản lý vốn, kế hoạch tài chính và kế hoạch vốn; tuy nhiên, một số những cấu phần quan trọng khác, bao gồm đưa ra các thông điệp về khẩu vị rủi ro toàn ngân hàng, quy trình đánh giá các rủi ro trọng yếu và khuôn khổ chính thức để kiểm tra căng thẳng tổng thể vẫn còn thiếu hoặc còn ở mức độ rất sơ khai, mới dừng ở mức lý luận hoặc khái niệm. Do mới là những bước đầu tiên chuẩn bị cho xây dựng quy trình và chưa chính thức áp dụng nên vẫn còn rất nhiều việc cần làm để hoàn thiện quy trình và đưa vào triển khai. Qua thực tế việc chuẩn bị của các ngân hàng tại Việt Nam, tác giả nhận thấy còn những điểm hạn chế và những thách thức các ngân hàng cần phải vượt qua để ứng dụng thành công quy trình. Cụ thể:
Thứ nhất, chưa đảm bảo được mức độ đầy đủ vốn
Hiện nay các ngân hàng tại Việt Nam, nhất là các ngân hàng vốn nhà nước có tỷ lệ vốn CAR chỉ ở mức tiệp cận 8% theo cách tính đầy đủ vốn có rủi ro của Basel II, do đó để tiến tới thực hiện được quy trình ICAAP thì cần phải nâng cao tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro bởi so với Trụ cột I thì Trụ cột II yêu cầu mức vốn cao hơn do tính đến nhiều loại rủi ro hơn. Một trong những khái niệm rất trọng yếu trong khung ICAAP là vốn kinh tế (VKT hay EC: Economic Capital) và việc so sánh giữa VKT với vốn yêu cầu pháp luật (Vốn pháp định - VPĐ hay RC: Regulatory Capital) có thể dẫn đến sự không thống nhất giữa cơ quan quản lý nhà nước và ngân hàng thương mại. Ở chừng mực nhất định, các cơ quan quản lý có thể chấp nhận những tính toán về VKT nếu ngân hàng thương mại có quy trình ICAAP cụ thể liên quan đến tính toán VKT và giải trình được phê duyệt bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) . Ở khía cạnh khác, VKT thể hiện rõ ràng hơn vai trò của Trụ cột II, cũng như của ICAAP trong quản trị vốn ngân hàng và tuân thủ theo Hiệp ước Basel (hiện tại là Basel II và tương lai là Basel III).
Thứ hai, công tác quản trị rủi ro chưa toàn diện và chặt chẽ
- Vẫn còn thiếu sự liên kết giữa các quy trình rủi ro và đánh giá tài chính, phân bổ vốn
- Các ngân hàng vẫn chưa xác định được rõ ràng các rủi ro bổ sung để kiểm soát và đưa vào đánh giá theo quy trình ICAAP
- Khó khăn trong việc đánh giá /mô hình hóa nhằm lượng hóa rủi ro
- Thiếu rõ ràng về mức độ kiểm tra sức chịu đựng cần có và các nhân tố bên ngoài cần được xem xét.
Thứ ba, công tác vận hành, quản trị và kiểm soát còn sơ sài
- Các ngân hàng vẫn chưa đưa ra được các yêu cầu về quản trị quy trình ICAAP và cách thức đánh giá các yêu cầu của trụ cột II nói chung và ICAAP nói riêng bởi cơ quan giám sát.
- Thiếu quản lý ở cấp độ ban quản trị và sự không chắc chắn về các yêu cầu báo cáo.
Thứ tư, chưa có khung pháp lý riêng điều chỉnh việc thực hiện quy trình
ICAAP
- Chưa có các văn bản ban hành riêng của Ngân hàng nhà nước cũng như trong nội bộ ngân hàng về toàn bộ quy trình chính sách liên quan đến quy trình ICAAP.
Thứ năm, còn thiếu kinh nghiệm triển khai thực tế và thiếu đội ngũ nhân sự
có chuyên môn cao
Triển khai ICAAP là một quá trình đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và khả năng ứng dụng các thông lệ quốc tế. Trước hết đó là thiếu kinh nghiệm triển khai trong nước. Rõ ràng, chưa có ngân hàng nào ở Việt Nam chính thức hoàn thành triển khai Basel II nói chung và quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP, do đó có một thực tế hiện nay là các ngân hàng vừa học hỏi và vừa thực hiện. Tuy nhiên, việc tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài cũng chỉ dừng ở mức định hướng chung do tùy vào quy mô tính chất, lĩnh vực hoạt động, môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh mà ở Việt Nam sẽ có những ứng dụng và triển khai cụ thể khác với các nước bạn.
Song song với vấn đề kinh nghiệm thì một thách thức lớn hiện nay đó là vấn đề nhân sự. Nguồn nhân sự chất lượng cao vừa có kiến thức sâu rộng về quản trị rủi ro, có kinh nghiệm triển khai ICAAP ở các nước khác, lại vừa am hiểu thực tiễn kinh doanh tại các NHTM Việt Nam hiện nay rất thiếu. Hiện tại một số ngân hàng vẫn đang tích cực tuyển dụng các vị trí chuyên viên tham gia vào tổ dự án ICAAP với những yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm công tác, xong đối với một lĩnh vực đặc thù và yêu cầu trình độ cao chuyên sâu như này, cũng rất khó để các ngân hàng lựa chọn ra được ứng viên có thể làm được việc luôn mà vẫn phải thông qua đào tạo một thời gian mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.