Nâng cao tính tuân thủ và hiệu quả của công tác báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) cho các ngân hàng thương mại kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại việt nam (Trang 103 - 107)

7. Kết cấu đề tài

3.4.2.5. Nâng cao tính tuân thủ và hiệu quả của công tác báo cáo

Quy trình ICAAP là một hoạt động mang tính tuân thủ và chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, do đó công tác báo cáo cũng cần phải được các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh. Trong giai đoạn chuẩn bị để thực hiện quy trình như hiện nay, việc các ngân hàng có những báo cáo kịp thời về tình hình vốn và rủi ro của mình sẽ giúp NHNN có cái nhìn tổng quan và chính xác về sức khỏe của toàn hệ thống, từ đó phục vụ cho quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn, các chính sách liên quan đến việc thực hiện quy trình để đảm bảo phù hợp với hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện áp dụng quy trình các ngân hàng càng phải tuân thủ cao hơn nữa việc báo cáo bởi qua đó NHNN sẽ có những đánh giá chính xác về tình hình sức khỏe của hệ thống ngân hàng và của từng ngân hàng cụ thể, từ đó đưa ra các biện pháp hoặc chấn chỉnh việc thực hiện quy trình cũng như có những điều chỉnh phù hợp theo biến động của thị trường tài chính.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở các yêu cầu cơ bản của việc thực hiện quy trình, các bài học kinh nghiệm triển khai ở các quốc gia trên thế giới và phân tích tình hình thực tế triển khai tại Việt Nam, trong chương 3 luận văn đã đưa ra những đánh giá về khả năng ứng dụng quy trình ICAAP cho các NHTM Việt Nam và từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả rút ra được những kết luận quan trọng về đánh giá khả năng ứng dụng Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Về những thành tựu bước đầu, nằm trong quá trình thực hiện Basel II bắt đầu

từ năm 2016 nên các ngân hàng đã có những bước đầu tư và chuẩn bị và đầu tư tương đối bàn bản về tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng công nghệ, kho thông tin dữ liệu cũng như tích cực tổ chức các buổi chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm triển khai từ các nước đi trước, dần dần hoàn tất từng cấu phần chuẩn bị cho việc triển khai đồng bộ quy trình.

Về khó khăn và thách thức, do chưa có một ngân hàng nào trong nước có kinh

nghiệm triển khai Basel II và quy trình ICAAP nên hoàn toàn các ngân hàng hiện tại đều đang vừa tìm hiểu học hỏi và vừa thực hiện. Bên cạnh đó, những thách thức trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực trình độ cao, đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu ngân hàng, nâng cao trình độ công nghệ và thiếu những định hướng chỉ đạo rõ ràng của nhà nước về việc thực hiện quy trình.

Về giải pháp, muốn nâng cao khả năng ứng dụng quy trình ICAAP tại Việt

Nam, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các giải pháp từ vĩ mô tới vi mô, quan điểm chỉ đạo, định hướng từ phía Nhà nước cho tới giải pháp về phía các ngân hàng. Có thể nói hiện nay ở Việt Nam, chưa có một văn bản nào định hướng cụ thể về việc thực hiện quy trình này. Do đó, Nhà nước cần phải tích cực hỗ trợ khung pháp lý và nâng cao vai trò dẫn dắt chỉ đạo của mình đối với việc thực hiện quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ tại các ngân hàng thương mại.

Có thể nói để hướng tới việc đáp ứng được các yêu cầu về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế nói chung và việc thực hiện quy trình ICAAP nói riêng, từ phía cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng cần phải luôn nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này và biến điều đó thành những hành động cụ thể để thực hiện nghiêm ngặt quy trình, đảm bảo được kết quả đầu ra như kỳ vọng và mục tiêu xa hơn là đảm bảo được hệ thống ngân hàng vượt qua mọi khủng hoảng, tiếp tục phát triển bền vững, an toàn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Chí Đức và Tạ Thu Hồng Nhung, Hiệp ước Basel III và sự ảnh hưởng

đến các chỉ tiêu giám sát ngân hàng tại Việt Nam, Báo Thị trường tài chính tiền

tệ, số 18 (435) tháng 9/2015

2. Trần Việt Dung, Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm quốc tế và Hàm

cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế

3. Hoàng Công Gia Khánh, Đối sánh tiêu chuẩn thanh khoản của Việt Nam với

Basel III, Tạp chí Ngân hàng, số 8 tháng 4/2016

4. Lê Thị Lợi, Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP và những áp dụng

trong ngành ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 1 tháng 1/2016

5. Đoàn Thị Hồng Nga, Basel II và kế hoạch áp dụng vào kinh doanh của ngân

hàng Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 8/2015

6. Lê Thanh Ngọc, Đặng Trí Dũng, Lê Nguyễn Minh Phương, Mối quan hệ giữa

tỷ lệ vốn tự có và rủi ro của ngân hàng thương mại: Bằng chứng từ Việt Nam,

Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 25 (35) tháng 11-12/2015

7. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung, Xây

dựng mô hình thử sức chịu đựng rủi ro tín dụng – từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 19 tháng 10/2016

8. Nguyễn Ngọc Thạch, ThS. Lê Hoài Anh, Kiểm định sức chịu đựng đối với rủi

ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số

20 tháng 10/2016

9. Lê Trung Thành và Nguyễn Khương, Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng

thực hiện Hiệp ước Basel II với một số nhân tố và hàm ý chính sách, Tạp chí

Ngân hàng, số 3 tháng 5/2016

10. Ngọc Toàn, Các ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II đã thực hiện đến đâu –

Kỳ 1: Sacombank, năm 2016, tại địa chỉ: http://cafef.vn/cac-ngan-hang-thi- diem-ap-dung-basel-ii-da-thuc-hien-den-dau-ky-1-sacombank-

11. Ngọc Toàn, Các ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II đã thực hiện đến đâu –

Kỳ 2: Maritime Bank, năm 2016, tại địa chỉ: http://cafef.vn/cac-ngan-hang-thi- diem-ap-dung-basel-ii-da-thuc-hien-den-dau-ky-2-maritime-bank-

20161123072256769.chn , truy cập ngày 15/3/2017

12. Trần Thị Vân Trà, Đánh giá hiệu quả của quy định về an toàn vốn tối thiểu cho

các ngân hàng ở Việt Nam, năm 2016, tại địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/danh-gia-hieu-qua-cua-quy-dinh-ve-an-toan-von-toi-thieu- cho-cac-ngan-hang-o-viet-nam-99827.html

Tài liệu tiếng Anh

13. Anand Borawake, ICAAP’s Required Capital, 2011

14. Bank for Internation Settlement, International Convergence of Capital

Measurement and Capital Standards, 2006

15. Bank for Internation Settlement, International Convergence of Capital

Measurement and Capital Standards, 2011

16. Bank for Internation Settlement, Progress report on implementation of Basel

regulatory framework, No.247, 263, 281, 388,366.

17. Chris Barnes, Executive Roundtable and Professional Placements, Session 6,

part 1 Capital Management in Australia Banks, Sydney, 2008

18. Committee of European Banking Supervisor, Guidelines on the Application of

the Supervisory Review Process under Pillar 2 (CP03 revised), 2006

19. Elisabeth Woschnagg (OeNB), ICAAP Implementation in Austria’s Major

Banks, 2007

20. Ernst&Young, Capital Management in Banking – Senior executives on capital,

risk and strategy, 6/2010

21. Oracle Financial Service, Managing Capital Adequacy with the Internal Capital

Adequacy Assessment Process (ICAAP) - Challenges and Best Practices, 2009

22. Penny Fosker and Anton Kapel, The Transformation of Risk Requirements in

Asia Pacific Markets, năm 2012, tại địa chỉ: https://www.towerswatson.com/en- US/Insights/Newsletters/Global/emphasis/2012/The-Transformation-of-Risk-

23. Peter Rose, Bank Management and Financial Services, McGraw-Hill, 2007 24. Peter Rose, Commercial Bank Management, McGraw-Hill, 2002, 5th edition 25. PwC, Banking and Capital Markets, 2007

26. Rosaria Cerrone và Michele Maria Madonna, Risk management and Pillar II:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) cho các ngân hàng thương mại kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại việt nam (Trang 103 - 107)