Nâng cao vai trò định hướng và hỗ trợ thực hiện quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) cho các ngân hàng thương mại kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại việt nam (Trang 99 - 100)

7. Kết cấu đề tài

3.4.1.4. Nâng cao vai trò định hướng và hỗ trợ thực hiện quy trình

Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo quản lý, giám sát và đảm bảo tính bền vững trong hoạt động các ngân hàng. Ở vai trò đó, Ngân hàng Nhà nước không chỉ chuẩn bị sẵn sàng cho những yêu cầu ngày một nâng cao trong giám sát ngân hàng, mà còn cần đảm bảo việc cung cấp các giải pháp hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong việc đảm bảo tuân thủ với điều kiện và bối cảnh phù hợp trong hoạt động kinh doanh và quản trị ngân hàng tại Việt Nam.

Theo tiến trình triển khai Basel II, khung quản trị ICAAP có thể nói là một phần quan trọng của các cơ quan giám sát ngân hàng. Đối với ngân hàng trung ương của các nước đã triển khai Basel II (và hiện tại đã và đang triển khai tuân thủ theo Basel III), việc cung cấp các hướng dẫn cũng như yêu cầu về ICAAP được đưa ra rõ ràng trên các cổng thông tin của các ngân hàng trung ương để các ngân hàng thương mại có thể tham khảo và thực hiện theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý.

Trước khi các ngân hàng thương mại Việt Nam sẵn sàng cho việc tuân thủ Basel II nói chung và ICAAP nói riêng, giữa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại có thể tổ chức các hội nghị chuyên môn các buổi làm việc để cùng trao đổi và chia sẻ nhằm đảm bảo việc thực hiện theo ICAAP, đáp ứng được đúng yêu cầu và mục đích đề ra từ phía cơ quan quản lý nhà nước và từ phía các ngân hàng thương mại. Những việc này bao gồm:

- Ngân hàng Nhà nước chia sẻ những dự thảo liên quan đến yêu cầu cung cấp thông tin theo ICAAP để các ngân hàng ý thức và chuẩn bị các công việc đảm bảo các thông tin được chuẩn bị theo đúng dạng thức và nội dung yêu cầu; - Các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước cùng thảo luận và thống

nhất các điều khoản trong quy định, bao gồm cách thức kiểm soát và truyền tải thông tin;

- Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ các ngân hàng thương mại về các vấn đề kỹ thuật (tư vấn, cung cấp dữ liệu mẫu/tổng quan,…) để các ngân hàng tiết kiệm được các nguồn lực của mình, qua đó tiết kiệm được nguồn lực xã hội;

- Ngân hàng Nhà nước phê duyệt từng cấu phần theo tiến độ mà không cần chờ đến khi hoàn thiện ICCAP tại các ngân hàng thương mại mới phê duyệt, nhằm rút ngắn, giảm thiểu thời gian phê duyệt cuối cùng cho ICAAP.

- Ngay trước khi triển khai chính thức ICAAP và yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa lên cổng thông tin điện tử các mẫu biểu và giải thích chi tiết các thông tin yêu cầu trong các mẫu biểu này để các ngân hàng thương mại sớm triển khai thực hiện với Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) cho các ngân hàng thương mại kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại việt nam (Trang 99 - 100)