Về các văn bản chỉnh lý đã công bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 32 - 33)

Chương 1 : TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.7. Về các văn bản chỉnh lý đã công bố

Trong gần 100 năm nghiên cứu của giới học thuật trong và ngoài nước, văn bản của ĐVSKTT đã được nhiều lần chỉnh lí, khiến cho giới học giả được tiếp cận một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đã có nhiều thành quả nghiên cứu về tư tưởng viết sử của bộ ĐVSKTT, nhưng chủ yếu là tư tưởng của từng cá nhân sử gia, mà

chưa có bất cứ một nghiên cứu nào mang tính hệ thống về tư tưởng của tập thể các sử gia.

Năm 1883, học người Nhật Bản là Toshiaki Hikita  căn cứ vào bản khắc in được sưu tầm tại Việt Nam, đã cho khắc lại bộ ĐVSKTT rồi đem xuất bản ở Nhật Bản. Sau đó, sách này lưu truyền sang nhiều nước khác, và có tầm ảnh hưởng khá lớn, bằng chứng là từ đó có nhiều học giả quốc tế biết đến và bắt đầu nghiên cứu về truyền bản này.

Năm 1967, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã cho ấn hành bản dịch bộ

ĐVSKTT gồm 4 tập, do nhà Hán học Cao Huy Giu dịch và giáo sư Đào Duy Anh

hiệu đính. Năm 1971, bộ sử này lại được tái bản lần thứ hai, có sửa chữa và bổ sung.

Trần Kinh Hồ chủ trì chỉnh lý bộ ĐVSKTT, tác giả cho biết đã trải qua một thời gian dài (từ 1984-1986) để hiệu chỉnh, rồi đem xuất bản ở Nhật Bản cơng trình nghiên cứu của mình với nhan đề Hiệu hợp bản ĐVSKTT. Sau bản Chính Hịa, tác giả lại cho xuất bản thêm 5 quyển Tục biên (tức đến năm 1789 là thời kì nhà Lê trung hưng mất). Trần Kinh Hòa còn viết bài Văn bản và biên soạn của ĐVSKTT/ bằng tiếng Nhật, trong đó đề cập đến giá trị, văn bản, cũng như tư tưởng của những văn bản chỉnh lý. Bài viết này được các học giả quốc tế đánh giá cao, bởi kết quả nghiên cứu đó đã giúp ích rất nhiều cho giới học thuật.

Năm 1983, Phan Huy Lê đã có cơng mang bộ ĐVSKTT từ Paris về Việt Nam, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam sau đó đã tổ chức biên dịch và xuất bản tập I vào năm 1983, tập II vào năm 1985, năm 1992 cho in lại tập I và II, tiếp đó lại cho xuất bản tập III và tập IV (trong đó, tập IV là bản nguyên văn chữ Hán).

Năm 2015, Nhà xuất bản Nhân dân ở Trung Quốc cho công bố bản chỉnh lý mới của bộ ĐVSKTT. Tuy nhiên, bản này chưa thể vượt qua bản Hiệu hợp bản

ĐVSKTT của Trần Kinh Hoà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 32 - 33)

w