Thể tài Bản kỷ thực lục và bản kỷ tục biên của Phạm Công Trứ và Lê Hy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 101 - 105)

7. Cấu trúc của Luận án

3.3. Thể tài Bản kỷ thực lục và bản kỷ tục biên của Phạm Công Trứ và Lê Hy

Phạm Công Trứ ghi chép: Từ quốc triều Thái Tông đến Cung Hoàng, vì sách sử

trước đã có ghi chép, nên đặt tên là Bản kỷ thực lục 

 [100, tr.60]. Bản kỷ ba triều trước đã được Ngô Sĩ Liên soạn thành ĐVSKTT bản kỷ thực lục quyển 11, Phạm Công Trứ soạn tiếp từ Lê Thánh Tông đến Lê Cung

Hoàng ghi chép lại cả 4 quyển, vẫn gọi Bản kỷ thực lục. Tức là Phạm Công Trứ kế thừa thể tài Bản kỷ thực lục của Ngô Sĩ Liên.

Ngoài ra, ông còn kế thừa phương pháp và tư tưởng viết sử đời trước, Phạm Công Trứ còn sáng tạo ra một thể tài mới đó là Bản kỷ Tục biên: Lại tham khảo

sách Dã sử của Đăng Bính, và lược lấy trong những di biên mà người đương thời dâng hiến để chép từ quốc triều Trang Tông Dụ Hoàng Đế đến Thần Tông Uyên Hoàng Đế, thêm vào quốc sử, gọi là Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên. [37, tr. 97]

Cả Bản kỷ thực lục có 5 quyển, Ngô Sĩ Liên làm một quyển, Phạm Công Trứ làm 4 quyển, ông còn làm tiếp Bản kỷ tục biên 3 quyển. Phạm Công Trứ làm thành 7 quyển và ghi bộ sử thuộc nhà Lê, có 3 quyển về sử sau đời Trang Tông, nhưng gọi tên khác là Tục biên thể hiện một tư tưởng sâu sắc.

Thể tài Tục biên có liên quan nhiều với Tư trị thông giám. Sau khi soạn xong, vì

Tư trị thông giám là công trình lớn nhất theo tư tưởng chính thống nên Chu Hy soạn

tiếp một bộ sử khác đó là Tư trị thông giám cương mục , để hướng dẫn

các sử gia nghiên cứu sách này. Tư tưởng viết sử của Tư trị thông giám cương mục có tầm ảnh hưởng lớn, được nhiều sử gia tham khảo. Trần Kinh   sống cuối thời Nguyên đã soạn bộ sử Thông giám tục biên, Chu Bác Kỳ  viết lời tựa rằng:

Cận thế miền đông khu Chiết Giang có đại nho gọi Kim Nhân Sơn thị tên là Lý Tường, từ Chu Uy Liệt Vương mà tính niên đại, bắt đầu từ Đào Đường, gọi tên là Tiền Biên. Sử gia Trần Kinh người Tứ Minh, kế thừa chí hướng của cha ông tên là Bí làm Hiệu quan đời Nguyên đã soạn sử Lịch đại kỷ thống. Sách này biên soạn sách cũ và làm sử từ Bàn Cổ đến Cao Tân, khảo sát sử và kỷ niên làm quyển thứ nhất, vượt qua sách sử của Kim Lý Tường. Trần Kinh soạn tiếp quyển thứ hai về Khiết Đan dựng nước và Ngũ Đại, làm tiếp 22 quyển về sử nhà Tống có 320 năm. Nhà Tống tuy đã có niên hiệu, nhưng vẫn biên niên theo Can Chi, đến năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 4 thống nhất trung nguyên bắt đầu lấy niên hiệu làm chính thống, đến khi nhà Tống diệt vong, thì chép phụ vào sử nước Liêu và Kim, làm theo cách viết sử Tư trị thông giám. Nói chung thì có cả, nhưng Chính thống không có, thế lực có mạnh và yếu nhưng danh phận đại nghĩa không có. Cả bộ sách có 24 quyển, gọi tên là Thông giám tục biên, có chí hướng kế thừa nhà Tống và làm cho đời sau. () , , ,

, , (), , , , , , , ,  , , , , ,  , , , , : , ,  .[59]

Tạ Quốc Trinh  giải thích: Sách sử Thông giám tục biên làm theo Tư trị

thông giám cương mục, có tông chỉ, vì Ngũ Đại đại hỗn loạn, quý tộc Mông Cổ dựng nhà Nguyên chà đạp Trung Nguyên, tác giả thấy thời đại khó khăn gian khổ, thì soạn thành sách này, có tư tưởng ái quốc rất mạnh. ,  , , , , , , . [59]

Thể tài Tục biên bắt đầu từ sách của Trần Kinh và chủ trương Chính thống. Phạm Công Trứ soạn sử và gọi là Tục biên, có ý làm rõ Quốc thống. Năm 1527 Mạc Đăng Dung giết Lê Cung Hoàng và dựng nên nhà Mạc. Năm 1533 Lê Trang Tông mở đầu công cuộc trung hưng nhà Lê, được gọi là Lê Trung hưng. Năm 1593, Lê Trung Hưng diệt nhà Mạc và trở lại Thăng Long. Bấy giờ Trang Tông khởi nghĩa, nhà Mạc rất mạnh và không đánh được, nhưng nhà Mạc là phản thần, không xứng đáng được kế thừa Quốc thống, Chính thống. Đạo nghĩa lúc này thuộc về nhà Lê, nên Tục biên phàm lệ  ghi rõ rằng: Trang Tông khởi nghĩa từ năm Quý Tỵ

[1533], lên ngôi ở hành tại sách Vạn Lại, tuy chưa thống nhất được cả nước cũng chép là chính thống, để tỏ là dòng vua nối đại thống. [37, tr.106]

Trung Tông, Anh Tông khởi nghĩa, lên ngôi đều chép là nối tiếp chính thống để tỏ quốc thống truyền nhau. [37, tr.106]

① [100, tr.69]

Trong Tục biên phàm lệ, tiêu đề nói về thiên chương và bố cục do Lê Hy làm,

Phàm lệ do Phạm Công Trứ làm, nói lên tính Chính thống thuộc nhà Lê.

Sau khi nhà Lê Trung hưng giành lại chính quyền, Vua Lê và Chúa Trịnh chiếm miền bắc và Chúa Nguyễn cát cứ miền nam. Nhà Lê là chính thống, nhưng Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn chống nhau, từ năm 1627 đến năm 1672 hai bên đại chiến 12 lần. Phạm Công Trứ là đại thần thân cận của Chúa Trịnh, làm sách sử chứng minh tính chính thống của nhà Lê, tức là tôn sùng Chúa Trịnh, không phải chính thống theo phái mạnh hoặc yếu. Phạm Công Trứ viết rõ rằng mình làm sử này là làm theo Chu Hy: Phàm phần tục biên thì dưới chỗ chép năm, nếu là niên hiệu

không phải chính thống, cùng là niên hiệu của Bắc triều, thì đều chú thành hai hàng. Còn như những điều viết trong phàm lệ thì nhất thiết theo đúng cách thức của sách sử trước. Đó đều là để tôn chính thống mà truất tiếm nghị, nêu lên giường mối lớn mà tỏ rõ gương răn. Hoặc có chỗ nào chữ nghĩa chưa tinh, phép câu chưa đúng, mong các bậc học rộng biết nhiều sửa chữa lại cho, để mọi người biết rằng bộ sử này làm ra, nói về chính trị thì cũng như sách cổ sử Thượng thư, mà ngụ ý khen chê thì cũng như sách Xuân Thu sử nước Lỗ; ngõ hầu bổ sung cho trị đạo, giúp ích cho phong hóa, đó cũng là giúp cho sự khảo chính một phần nào vậy. [37, tr.98]

Phạm Công Trứ kỳ vọng rất nhiều bộ sách này và nói rõ rằng làm theo quan điểm Chính thống của Chu Hy, nối tiếp tư tưởng của Thượng Thư và Xuân Thu.

Phạm Công Trứ hợp thành Bản Kỷ và Tục Biên, gọi là Bản kỷ tục biên.

Vấn đề này Ngô Sĩ Liên cũng ghi rõ trong Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư: Vua Nhân Tông bản triều lại sai quan tu sử Phan Phu Tiên chép nối từ Trần Thái Tông trở xuống đến khi người Minh về nước [1427], đều gọi là sách Đại Việt sử ký.

[37, tr.99]②

Ngô Sĩ Liên viết rõ rằng sách sử biên soạn của Phan Phu Tiên tên là Đại Việt sử

ký. Lịch sử nhà Trần là chính thống nên việc tục biên không cần chủ trương chính

①   [100, tr.60]

thống lại như Trần Kinh và Phạm Công Trứ. Chúng tôi nhận định rằng Phan Phu Tiên làm công việc tục biên và chưa vận dụng thể tài biên soạn là Tục biên. Phạm Công Trứ chính là người đầu tiên sử dụng thể tài biên soạn Tục biên.

Sau Phạm Công Trứ, Lê Hy là đại thần rất thân cận của Chúa Nguyễn:

Loại biên từ Huyền Tông Mục Hoàng Đế niên hiệu Cảnh Trị năm đầu [1663] đến Gia Tông Mỹ Hoàng Đế năm Đức Nguyên thứ 2 [1675] tất cả sự thực trong 13 năm, cũng gọi là bản kỷ tục biên. [37, tr.94]

Lê Hy soạn thành sách sử một quyển và hợp với sách sử ĐVSKTT 23 quyển của Phạm Công Trứ: Sách làm xong, dâng lên ngự lãm, bèn sai thợ khắc in, ban bố

trong thiên hạ, khiến cho những sự tích trước đây trăm ngàn năm chưa tập hợp lại, nay được hoàn thành. Người trong thiên hạ ai trông thấy sách này đều được tỏ rạng như thấy trời xanh, yên tâm như đi đường cái. Người thiện biết là được khuyến khích, kẻ ác cũng biết là bị răn ngừa. Suy ra mà làm thì công dụng rất mực đối với tu tề trị bình, hiệu quả to lớn trong việc vỗ yên kẻ xa, hành động dàn hòa, đều khởi mối ở đấy cả. [37, tr. 94]

Bộ sách này chính là ĐVSKTT bản Chính Hòa. Lê Hy kế thừa thể tài của các sử gia đi trước mà chưa có gì sáng tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w